LÝ LUẬN     VĂN HỌC     BÌNH LUẬN     PHỎNG VẤN     VỤ ÁN LIÊN QUAN     NHÓM ĐÀLẠT    TIỂU SỬ

"Sau mấy chục năm được nhà trường xã hội chủ nghĩa trau dồi bao nhiêu tri thức về khoa học tự nhiên, về triết học Mác-Lê, về chính trị ... thì bây giờ các chi bộ lại không còn coi chúng tôi là thành phần công nông gần đảng nữa mà chuyển thành tầng lớp trí thức tiểu tư sản bấp bênh ! Trở thành kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư ... thì lại xa đảng hơn lúc chưa đi học !. Nghĩa là trên thực tế thì chất Đảng ngược chiều với chất trí thức ! Đó là điều nghịch lý".....Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ - Hà Sĩ Phu 1988

"Khẳng định vai trò quyết định của tự do và phát triển không có nghĩa là khi có hai điều kiện ấy thì tự khắc sẽ có Bình đẳng và Bác ái mà không cần đến hoạt động khuyến thiện và nỗ lực tranh đấu của con người. Không thể lấy khát vọng thay cho qui luật, nhưng khát vọng đúng sẽ xúc tiến nhanh qui luật...." Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân - Hà Sĩ Phu 1993

"Mọi hoạt động Tranh đấu của con người từ cổ chí kim , không có gì ra ngoài ý nghĩa của chữ QUYỀN CON NGƯỜI. "Quyền Con người" ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu không nước nào có thể lẩn tránh, điều ấy đánh dấu một bước trưởng thành khổng lồ của văn minh nhân loại. Ở đâu có áp bức bất công, ở đâu con người bị đối xử phi lý đều có thể tìm nơi "Quyền Con Người" một điểm tựa để tranh đấu, ít nhất cũng là điểm tựa tinh thần. Mặt khác. từ ánh sáng chung nhất về "Quyền Con Người", con người có thể nhìn lại những trào lưu Tranh đấu của mình một cách có cơ sở khách quan, khoa học và sáng suốt hơn..." Chia Tay Ý Thức Hệ - Hà Sĩ Phu 1995

Bài Viết Mới


Nếu Blogger Điếu Cày ký vào bản nhận tội

Hà Sĩ Phu

Vụ án Điếu Cày đặt ra những dấu hỏi tất yếu.
Vụ bắt cóc ngay trên đường phố cho thấy tính dối trá, không dám chính danh  của công quyền, khi bắt thì lu loa là buôn ma túy, khi xử án lại truy tố tội trốn thuế, một thứ tội “vớ vẩn” mà hàng chục nghìn doanh nhân thời nay đều mắc phải và có thể bị khởi tố bất cứ lúc nào nếu nhà nước muốn.
Hết 30 tháng tù giam Điếu Cày không được về nhà, bị bắt lại ngay và truy tố tiếp tội tuyên truyền chống nhà nước (điều 88). Rất lạ, hành vi gọi là “tuyên truyền chóng nhà nước” không thể phát sinh trong 30 tháng ngồi tù, vậy sao trước đây không xử lại phải xử tội “trốn thuế”? Cuộc tù tiếp theo 12 năm đã là quá nặng , nhưng đáng nói hơn là sự khắt khe ngược đãi, điều kiện giam giữ khắc nghiệt và sự thăm hỏi giao lưu với người thân bị cản trở đến mức cực kỳ khó khăn nếu chưa muốn nói là tùy tiện, bất chấp luật pháp một cách vô nhân đạo.

Không ai tin vào những cái cớ bề ngoài, ai cũng tự hỏi thực chất vụ án là gì, khiến cho nhà nước đối xử đặc biệt nghiệt ngã đối với một cựu chiến binh của chính chế độ, “tội” gì mà ghê gớm quá vậy?

Qua thực tiễn, nghiệm ra rằng chỉ có mấy “tội” này là nặng nhất, bị nhà nước ta “ghét” nhất: thứ nhất là tội xúc phạm đến tình hữu nghị 16+4 , hai là tội lập tổ chức “ngoài sự  lãnh đạo”, ba là tội bướng- nhất định giữ khí phách, lương tâm và danh dự cá nhân, không chịu phục tùng. Ba “tội” hàng đầu này Điếu Cày đều dính cả, trọng tâm là tội thứ nhất, nói nôm là “tội chống Tàu xâm lược”! (Nếu các nhà lãnh đạo đất nước mắc được 3 “tội” này thì đáng quý biết bao!).

Tấm hình Điếu Cày cùng các bạn trẻ trương khẩu hiệu song ngữ “Hoàng sa-Trường sa là của Việt Nam” trước nhà hát thành phố HCM có sức cổ động lòng yêu nước của người Việt thế nào, phía Trung Quốc nhất định phải đọc. Phải chăng đây mới là xuất xứ thật của vụ án Điếu Cày?

Sự điển hình cả về chất lượng “lương tâm” của người tù lương tâm cũng như sự đối xử khắc nghiệt của nhà nước Việt Nam đã khiến cho Blogger Điếu Cày được Tổng thống Mỹ Barack Obama vinh danh trong ngày Tự do Báo chí Thế giới (3/5/2012) khi nhắc tới những ngòi bút bị tù đày vì đã can đảm đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền: "Chúng ta không được quên [các nhà báo] như blogger Điếu Cày, người bị bắt giữ năm 2008 trùng hợp với một khối lượng đàn áp báo chí công dân ở Việt Nam".

Trên cái nền của các sự kiện ấy, hãy đặt dấu hỏi vì sao đúng lúc này tự dưng trại giam cương quyết bắt Điếu Cày phải ký giấy nhận tội? Vì không chịu ký nên bị nhận một lệnh biệt giam 3 tháng, dẫn đến cuộc tuyệt thực kinh hoàng một tháng này.
Không phải ngẫu nhiên mà “sự cố Điếu Cày” nổ ra đúng lúc có hai cuộc viếng thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang Trung Quốc và sang Hoa kỳ. Thử tưởng tượng Tập Cận Bình biết tin Việt Nam quyết đàn áp một người chống Tàu Bành trướng ắt phải vui lòng, và lạy trời, nếu tên tù đó lại ký giấy nhận tội thì món quà này quả có giá trị không xoàng.

Nhưng trong chuyến thăm Hoa Kỳ, nếu có được một bản nhận tội như thế để trình ra cho Tổng thống Obama biết rằng cái anh tù nhân lương tâm Điếu Cày mà ông từng vinh danh và can thiệp chẳng qua chỉ là một kẻ phạm luật hình sự Việt Nam, tội gây rối để chống chính quyền, hắn nhận tội rồi đây nay! Thế thì đây là “cú tát nảy đom đóm”, liệu ông Obama còn có thể nói gì về nhân quyền Việt Nam, rồi từ nay dám lên tiếng bênh vực nữa hay thôi? Không biết “cú” này có bàn tay đạo diễn phương Bắc hay do ta tự nguyện hiến dâng?
Tình thế nghiêm trọng không thể xem thường.

Nhưng không, Điếu Cày không ký gì hết!  Anh đã cứu một bàn thua chính trị cho đất nước và cho cả người bạn Obama. Giá trị của một khí phách kiên cường của người tù lương tâm ưu tú Điếu Cày Nguyễn Văn Hải biết lấy gì đo?
Rất có thể Điếu Cày không có thông tin, không hiểu hết tình huống, anh không ký nhận tội chỉ vì bản tính anh như thế, lương tâm anh như thế, không, và quyết không chịu nói một lời nhận tội để phản bội đất nước, phản bội đồng đội và tự phản mình, mặc dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt như thế, nếu anh có một chữ ký “trá hàng” cũng đáng được thông cảm, không ai nỡ trách.

 Ít người làm được, vì cái giá phải trả cho khí phách kiên cường quá lớn, trả bằng sinh mệnh. Ngót một tháng tuyệt thực, 4 gói mì tôm do quản giáo quẳng vào vẫn còn nguyên không lay động nổi lòng người chiến sĩ. Người tù đã lả đi, yếu lắm. Không thể tự đi, tự ngồi, cái đầu vẫn hiên ngang tự bên trong nhưng sức nặng bên ngoài của cái vỏ đã cần đến hai cánh tay trơ xương gày chống đỡ mới không gập xuống.
Con anh nhìn bố mà không thể nhận ra hình hài bố mình. Xót thương, xót lòng tất cả những người Việt Nam còn lương tâm và lý trí. Nhưng tất cả chúng ta càng nhận ra anh, rõ nét và mãnh liệt hơn bao giờ hết, vì hình hài này đang sống trong tất cả chúng ta, cho tất cả chúng ta.
Từng phút một, hình hài đáng quý trọng ấy có thể giã từ chúng ta, làm thế nào loại trừ để khả năng đáng ân hận ấy không thể xảy ra, không được xảy ra?
Câu hỏi xé lòng!

                                                                                   Đà Lạt 22/7/2013
H,S,P
Tham khảo: http://gocomay.wordpress.com/2013/07/21/799-su-nguoc-dai-blogger-dieu-cay-co-yeu-to-trung-quoc/

 

 

If Dieu Cay signed the confession of guilt

Hà Sĩ Phu  (Translated by Jasmine)

Few could replicate Dieu Cay’s actions, for the price to pay for such unyielding determination is no less than their own life. After a month on hunger strike, the four shrimp noodle packets the wardens threw at him remain untouched – they could not waver his soldier’s spirit. The prisoner has been starved and exhausted. He cannot walk, nor sit by himself. Whilst his honor is undiminished, his body is falling to pieces – needing the support of two skinny arms to prevent from collapse …
Dieu Cay’s case: many crucial questions still unanswered
Dieu Cay’s broad daylight abduction displayed the questionable legitimacy of the government, and how disturbingly common the practice of lying is amongst its ranks. Upon his arrest, the claimed charge was “drug trafficking”, yet at the trial this was changed to “tax evasion”. Tax evasion: a “petty crime” that thousands of businesspeople commit daily, each one liable for prosecution if only the government were so inclined.
At the conclusion of his 30 months imprisonment, Dieu Cay was immediately rearrested on charges of “conducting a propaganda campaign against the state” (Article 88). This is quite illogical; seeing as the conduction of an antigovernment propaganda campaign could not have occurred during the last 30 months whilst he was imprisoned. So why was Dieu Cay not previously thus charged, and instead sentenced for tax evasion?
The following sentence of 12 years was undeniably heavy, but more significant is the methodical, abusive treatment and harsh conditions Dieu Cay is subject to. Visiting practises are extremely limited, often with many arbitrary obstacles created to prevent relatives from being able to visit inmates at all. The government’s mistreatment of Dieu Cay has not only demonstrated a complete disregard for the law, but has been excessively cruel and demeaning.
Whilst none believe in the false evidence offered by the government, many instead question the true motives behind the government’s decision to hand an unbearably cruel punishment to a long standing citizen, former soldier, and now a veteran of its regime. Of what nature was the “crime” committed that resulted in such a fate?
In reality, Dieu Cay’s “crimes” must have been the most serious, and the most hated by our government. These crimes are wide-ranging, from actions that potentially harmed the “16+4 Friendship”, to his bravery in daring to establish the independent, liberal association “Free Journalist Club”.  Dieu Cay’s final crime lies in his stubborn perseverance, determination to maintain his stance, conscience, and honour, and his refusal to concede. These three most severe “crimes” Dieu Cay all committed, particularly the first – in his actions against “Chinese naval aggression”. (However, it would not be such a tragedy should such “crimes” – patriotism, bravery and perseverance – be more common amongst government leaders.)
This picture of Dieu Cay and fellow citizens raising the multilingual slogan “Paracel  – Spratly belong to Vietnam” in front of the HCM city theatre should elicit patriotism and a desire for justice in all Vietnamese. There is no doubt China has noticed. Is there any doubt this is the heart of the Dieu Cay case?
Dieu Cay’s consistently conscience-driven work and the vicious treatment he has received at the hands of the Vietnamese government have not gone unnoticed. He was paid homage from the U.S. President Barack Obama, who raised his case in his statement on the 2012 World Press Freedom Day: “We must not forget [journalists] like blogger Dieu Cay, whose 2008 arrest coincided with a mass crackdown on citizen journalism in Vietnam.”
Following these events, why have prison officials suddenly chosen this moment to aggressively force Dieu Cay to sign a confession of guilt? For his determination in refusing to sign, he has been punished by imprisonment in a solitary confinement for three months, finally leading up to his horrific hunger strike – lasting now over a month.
It is not a coincidence that “Dieu Cay’s case” has exploded at the same time as two notable appointments of the Vietnamese President’s – to China and to the U.S. Imagine the President of China, Xi Jinping’s contentment upon learning the news – the Vietnamese dissident who dared protest against Chinese aggression, suppressed. And, all the better if that prisoner of conscience should have signed a confession of guilt!
Moreover, if on the trip to the U.S, such a confession paper was presented to the U.S. President, informing him that the prisoner he paid homage to and protected was in actuality a criminal who violated the law and was carrying out activities against the State – a confession supported by Dieu Cay’s own signature – this would certainly undermine President Obama’s actions. Such a confession letter would indeed be a slap in the face to the US government, invalidating Obama’s stance on this issue. Could this compromise Obama’s future involvement in human rights issues in Vietnam? It is questionable whether the influence of the North has had a hand in this, or if it is our own Government’s doing.
The situation is extremely grave.
However, despite all, Dieu Cay has refused to sign any documents. Thus, through his bravery, he has actually saved a political game for our country, and for his friend Obama. How can we value highly enough the merit of this unyielding prisoner of conscience, Dieu Cay Nguyễn Văn Hải?
It is likely that Dieu Cay has not had any news from the outside world, and that he was not aware of those particular repercussions of his actions. If so, his refusal to sign a confession is purely due to his determined personality and strong conscience. It is apparent he could never “confess” – betraying his country, his peers or himself. Yet even if he had feigned a confession, amongst conditions so harsh, none would have cast him blame.
Few could replicate Dieu Cay’s actions, for the price to pay for such unyielding determination is no less than their own life. After a month on hunger strike, the four shrimp noodle packets the wardens threw at him remain untouched – they could not waver his soldier’s spirit. The prisoner has been starved and exhausted. He cannot walk, nor sit by himself. Whilst his honor is undiminished, his body is falling to pieces – needing the support of two skinny arms to prevent from collapse.
His own son could not believe the body before him was truly his father’s. Any Vietnamese who still have but a shred of a conscience suffer along with him. As time passes and his suffering persists, Dieu Cay and his sacrifice maintain a place within the hearts of his people.
That precious body may leave us forever with each passing minute. What can we do to ensure that cruel possibility does not come to pass?
A heart-rending question indeed!


Đà Lạt 22/7/2013 

 

 


LÝ LUẬN    VĂN HỌC    BÌNH LUẬN    PHỎNG VẤN    VỤ ÁN LIÊN QUAN    NHÓM ĐÀLẠT    TIỂU SỬ