LÝ LUẬN     VĂN HỌC     BÌNH LUẬN     PHỎNG VẤN     VỤ ÁN LIÊN QUAN     NHÓM ĐÀLẠT    TIỂU SỬ

"Sau mấy chục năm được nhà trường xã hội chủ nghĩa trau dồi bao nhiêu tri thức về khoa học tự nhiên, về triết học Mác-Lê, về chính trị ... thì bây giờ các chi bộ lại không còn coi chúng tôi là thành phần công nông gần đảng nữa mà chuyển thành tầng lớp trí thức tiểu tư sản bấp bênh ! Trở thành kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư ... thì lại xa đảng hơn lúc chưa đi học !. Nghĩa là trên thực tế thì chất Đảng ngược chiều với chất trí thức ! Đó là điều nghịch lý".....Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ - Hà Sĩ Phu 1988

"Khẳng định vai trò quyết định của tự do và phát triển không có nghĩa là khi có hai điều kiện ấy thì tự khắc sẽ có Bình đẳng và Bác ái mà không cần đến hoạt động khuyến thiện và nỗ lực tranh đấu của con người. Không thể lấy khát vọng thay cho qui luật, nhưng khát vọng đúng sẽ xúc tiến nhanh qui luật...." Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân - Hà Sĩ Phu 1993

"Mọi hoạt động Tranh đấu của con người từ cổ chí kim , không có gì ra ngoài ý nghĩa của chữ QUYỀN CON NGƯỜI. "Quyền Con người" ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu không nước nào có thể lẩn tránh, điều ấy đánh dấu một bước trưởng thành khổng lồ của văn minh nhân loại. Ở đâu có áp bức bất công, ở đâu con người bị đối xử phi lý đều có thể tìm nơi "Quyền Con Người" một điểm tựa để tranh đấu, ít nhất cũng là điểm tựa tinh thần. Mặt khác. từ ánh sáng chung nhất về "Quyền Con Người", con người có thể nhìn lại những trào lưu Tranh đấu của mình một cách có cơ sở khách quan, khoa học và sáng suốt hơn..." Chia Tay Ý Thức Hệ - Hà Sĩ Phu 1995


           Đau thương vĩnh biệt vị Lão cộng sản Lê Đình Kình
                                                                              

   Một người Cộng sản lão thành, quyết hiến dâng đời mình cho nhân dân, Cụ Lê Đình Kình đã từ biệt chúng ta, dưới đường đạn xuyên tim của những người vốn là đồng chí của Cụ. Nỗi đau thương vượt quá tầm của một cái chết bình thường.
Cụ Lê Đình Kình không đấu tranh gì cho đất đai của riêng mình, và vẫn giữ lập trường “dân Đồng Tâm không chống Đảng Cộng sản”, chỉ chống sự bạo hành để bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân. Cụ Kình vẫn đứng trên tư cách một người vốn là Huyện ủy viên và Bí thư đảng bộ Xã và chưa hề bị ký luật đảng. Vụ “thảm sáttrong đêm rạng ngày 9/1/2020 mang tính chính danh từ Nhà nước, vượt khỏi vai trò phán xử của Tòa án và Luật pháp, nên đã mang tính Chính trị, không còn là một cuộc tranh chấp đất đai.
Tiếng nói của phía cầm quyền còn đang thay đổi và vụ án sẽ ra sao chưa thể biết trước, nhưng trước mắt đây là một vết thương chung cho đông đảo những người Việt cả trong và ngoài nước, trên tinh thần Công minh và Nhân ái. Chúng tôi chỉ xin gửi đến Cụ bà Dư Thị Thành và gia đình lời phân ưu đau xót nhất, xin Cụ và gia đình hãy dũng cảm cho vơi bớt nỗi đau riêng, vì sự ra đi của Cụ Kình không còn là sự mất mát riêng của gia đình mà là một sự cố trong dòng chảy của toàn xã hội. Lịch sử nhất định sẽ lưu lại tiếng nói của Công lý và Nhân văn.
Hà Sĩ Phu cùng Bauxite Việt Nam
Xin đau thương vĩnh biệt

 

Mấy Câu đối dâng tiễn người Anh hùng áo vải LÊ ĐÌNH KÌNH
Hà Sĩ Phu

Trong hình ảnh có thể có: văn bản 

CÂU 1: (viếng cụ Lê Đình Kình)
- Sống từng theo Đảng, nay chết vì “chống Đảng” ?
  - Chết cũng vì Dân, còn sống mãi trong Dân !

CÂU 2 : (Khóc cho vụ Đồng Tâm)
- Đất Việt Nam thấm máu Việt Nam, đất chẳng biết gian manh hay Tuấn Kiệt!
- Đạn Cộng Sản xuyên tim Cộng Sản, đạn không hay phản loạn với Anh Hùng!

CÂU 3:
- Đem đại binh chống một ông già, lo sợ quá bởi
Lòng không đại nghĩa!
- Dựng tiểu tiết như bày con nít, mưu mô thừa vì
Chí chẳng công minh!

CÂU 4: Chút đau ngày Tết
- Đồng Nọc Nạn: GIẶC có lúc công minh là PHÁP, còn giữ nét Nhân văn !
- Xã Đồng Tâm: “TA” đôi khi bạo ngược như TÀU, chỉ lo quyền Thống trị !

(Vụ án đồng Nọc Nạn: Trong khi tự vệ người nông dân đã giết chết một viên chức của nhà cầm quyền người Pháp, nhưng Tòa đại hình Cần Thơ mở ngày thứ sáu 17-8-1928, do ông Dde Rozario ngồi ghế chánh thẩm đã tuyên một bản án mà theo tường thuật của nhà báo Lê Trung Nghĩa đăng trên Diễn đàn Đông Dương ngày 20-8-1928 và nhiều tờ báo bằng tiếng Pháp, bản tại Sài Gòn lúc đó là: “Tòa vào phòng để thảo luận bàn cãi rất lâu, sau đó trở ra tuyên một bản án mà không một bản án nào có thể công bằng và nhân ái hơn” (Tòa của Pháp tha bổng một nông dân Việt đã giết một sỹ quan Pháp để giữ ruộng đồng của mình).  (https://tuoitre.vn/ngon-lua-dong-noc-nang-477808.htm)

http://www.boxitvn.net/bai/68003
https://boxitvn.blogspot.com/2020/01/au-thuong-vinh-biet-vi-lao-cong-san-le.html
https://www.facebook.com/search/top/?q=bauxite%20vietnam&epa=SEARCH_BOX
https://www.facebook.com/suong.quynh.52/posts/2800422973517819


LÝ LUẬN    VĂN HỌC    BÌNH LUẬN    PHỎNG VẤN    VỤ ÁN LIÊN QUAN    NHÓM ĐÀLẠT    TIỂU SỬ