LÝ LUẬN     VĂN HỌC     BÌNH LUẬN     PHỎNG VẤN     VỤ ÁN LIÊN QUAN     NHÓM ĐÀLẠT    TIỂU SỬ

"Sau mấy chục năm được nhà trường xã hội chủ nghĩa trau dồi bao nhiêu tri thức về khoa học tự nhiên, về triết học Mác-Lê, về chính trị ... thì bây giờ các chi bộ lại không còn coi chúng tôi là thành phần công nông gần đảng nữa mà chuyển thành tầng lớp trí thức tiểu tư sản bấp bênh ! Trở thành kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư ... thì lại xa đảng hơn lúc chưa đi học !. Nghĩa là trên thực tế thì chất Đảng ngược chiều với chất trí thức ! Đó là điều nghịch lý".....Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ - Hà Sĩ Phu 1988

"Khẳng định vai trò quyết định của tự do và phát triển không có nghĩa là khi có hai điều kiện ấy thì tự khắc sẽ có Bình đẳng và Bác ái mà không cần đến hoạt động khuyến thiện và nỗ lực tranh đấu của con người. Không thể lấy khát vọng thay cho qui luật, nhưng khát vọng đúng sẽ xúc tiến nhanh qui luật...." Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân - Hà Sĩ Phu 1993

"Mọi hoạt động Tranh đấu của con người từ cổ chí kim , không có gì ra ngoài ý nghĩa của chữ QUYỀN CON NGƯỜI. "Quyền Con người" ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu không nước nào có thể lẩn tránh, điều ấy đánh dấu một bước trưởng thành khổng lồ của văn minh nhân loại. Ở đâu có áp bức bất công, ở đâu con người bị đối xử phi lý đều có thể tìm nơi "Quyền Con Người" một điểm tựa để tranh đấu, ít nhất cũng là điểm tựa tinh thần. Mặt khác. từ ánh sáng chung nhất về "Quyền Con Người", con người có thể nhìn lại những trào lưu Tranh đấu của mình một cách có cơ sở khách quan, khoa học và sáng suốt hơn..." Chia Tay Ý Thức Hệ - Hà Sĩ Phu 1995

Bài Viết Mới


Trịnh Phương vũ khúc
(Tự do là sức thanh xuân của nhân loại !)

                          Hà Sĩ Phu            

Có chân nào như đôi chân Trịnh Phương           
Từng băng băng trên đường chạy nước rút
Nhưng giữa một đêm tang thương Trung Quốc
Trên đường chạy Thiên An môn, về đích Tự do
Đôi chân Người đã thua
              xích xe tăng của bầy quỷ ác
              xông ra từ góc tối một “Thiên đường”
              xiết búa liềm trên máu thịt quê hương.

*

Sắt thép bạo quyền
Không nghiền nổi Trịnh Phương
Rồi những chiếc đĩa, những ngọn lao
Từ sức trẻ thần kỳ vẫn phóng ra đúng đích
Chí sắt đá tạo nên nhà vô địch
Những huy chương vàng trên một chiếc xe lăn.

Nhưng chẳng huy chương nào
giúp anh thoát khỏi những cuộc săn.
của những kẻ mệnh danh đồng chí!                                  
Dr. Zheng Fang (Trịnh Phương) tại buổi lễ                  

                                                                                           tưởng niệm cuộc tàn sát tại Thiên An Môn,
                                                                                           
Bắc Kinh vào 04-06-1989 được tổ chức tại
*                                                                                        
Seattle, Hoa Kỳ, vào tháng 5, 2009

Trớ trêu thế, anh dạt vào nước Mỹ
Nơi bị rủa là văn minh kỹ trị
Là hổ giấy, là quân thù,
là giẫy chết, không mồ chôn!
Với tình người và kỹ thuật đỉnh cao
đã chắp cho anh đôi chân giả mê hồn,
anh khiêu vũ như thuở còn nguyên vẹn.

 

Cuộc tái sinh nào không tươi màu ước hẹn
Đôi chân này, hỏi đôi cánh nào hơn?

*

Thiên An môn hay Địa bất an môn ?
Vòi rồng kia dẫu rửa hết máu của Tự do
Không lấp được những chân người cự phách
Thấm vào đất, trầm tích như hóa thạch
Cho muôn đời biết lối đến yêu thương

*

Ta đứng đây, rộn rã nhạc muôn phương
Valse dịu và Tango quyến rũ
Đẩy man dại, cuồng si vào quá khứ
Khiêu vũ đi nào
Trịnh Phương...
Trịnh Phương...
                                    HSP
1-10-2009 (ngày Quốc khánh Trung Hoa)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

Hình ảnh biểu tình ở Thiên An môn và sự xuất hiện của đoàn xe tăng

 

Đôi chân của ông

Trịnh Phương bị xe tăng nghiền nát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những sinh viên bị chiến xa cán chết, xác nằm la liệt bên đường.

 

 

Trịnh Phương phá hai kỷ lục châu Á trong cuộc tranh tài thể thao dành cho người khuyết tật toàn Trung Quốc năm 1992.

 

 

 

 

 

 

 

 


LÝ LUẬN    VĂN HỌC    BÌNH LUẬN    PHỎNG VẤN    VỤ ÁN LIÊN QUAN    NHÓM ĐÀLẠT    TIỂU SỬ