LÝ LUẬN     VĂN HỌC     BÌNH LUẬN     PHỎNG VẤN     VỤ ÁN LIÊN QUAN     NHÓM ĐÀLẠT    TIỂU SỬ

"Sau mấy chục năm được nhà trường hội chủ nghĩa trau dồi bao nhiêu tri thức về khoa học tự nhiên, về triết học Mác-Lê, về chính trị ... thì bây giờ các chi bộ lại không còn coi chúng tôi thành phần công nông gần đảng nữa chuyển thành tầng lớp trí thức tiểu sản bấp bênh ! Trở thành kỹ , tiến , giáo ... thì lại xa đảng hơn lúc chưa đi học !. Nghĩa trên thực tế thì chất Đảng ngược chiều với chất trí thức ! Đó điều nghịch ".....Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ - Phu 1988

"Khẳng định vai trò quyết định của tự do phát triển không nghĩa khi hai điều kiện ấy thì tự khắc sẽ Bình đẳng Bác ái không cần đến hoạt động khuyến thiện nỗ lực tranh đấu của con người. Không thể lấy khát vọng thay cho qui luật, nhưng khát vọng đúng sẽ xúc tiến nhanh qui luật...." Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân - Phu 1993

"Mọi hoạt động Tranh đấu của con người từ cổ chí kim , không ra ngoài ý nghĩa của chữ QUYỀN CON NGƯỜI. "Quyền Con người" ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu không nước nào thể lẩn tránh, điều ấy đánh dấu một bước trưởng thành khổng lồ của văn minh nhân loại. Ở đâu áp bức bất công, ở đâu con người bị đối xử phi đều thể tìm nơi "Quyền Con Người" một điểm tựa để tranh đấu, ít nhất cũng điểm tựa tinh thần. Mặt khác. từ ánh sáng chung nhất về "Quyền Con Người", con người thể nhìn lại những trào lưu Tranh đấu của mình một cách sở khách quan, khoa học sáng suốt hơn..." Chia Tay Ý Thức Hệ - Phu 1995

 

 

Bài Viết Mới


 

chuồn vào Trung ương


“Nó nhếch cười lịch thiệp:
Tao chuồn vào Trung ương”
(Thơ Bùi Minh Quốc)

Trò chuyện với một số đảng viên, tôi được biết trong cơ cấu tổ chức Đảng cấp tỉnh , có tình trạng ông này ông nọ dứt khoát phải trúng cử vì là người của Trung ương gửi về.  Sau một nhiệm kỳ ông “cán bộ gửi” này lại được rút về Trung ương với cương vị cao hơn. Nhưng trước khi rút đi, vị cán bộ “tá túc” ở địa phương này thường gây không ít điều tai tiếng, bán đi nhiều đất đai tài sản của địa phương, gây bè phái, gây ảnh hưởng  xấu đến cảnh quan thành phố và uy tín trong nhân dân. Những di sản bê bối của ông “khách trọ” đặc biệt này địa phương còn phải hàn gắn lâu dài.

Vị đảng viên sở tại than thở: Địa phương thành cái túi đựng những tồn đọng hoặc dự trữ của trung ương gửi tạm. Cán bộ từ trên dội xuống không phải cán bộ có chất lượng cao gì, không đáp ứng được các nhu cầu của địa phương.

Trong bài thơ “Về một tên đào ngũ”, Bùi Minh Quốc đã lấy mẫu từ một “người thật việc thật”, một tên đào ngũ đã trốn đồng đội, trốn địa phương “chuồn” vào Trung ương !.

Thực ra, những đảng viên tốt , đội ngũ trước đây vào Đảng chỉ để chịu gian khổ hy sinh thì vẫn còn nhiều ở các địa phương nhưng số đông đã không còn giữ trọng trách gì. Trái lại, sự sàng lọc, tuyển dụng lên các cấp cao bây giờ nhiều khi là sự “lọc ngược” (tuy có người chua chát bảo thế mới là lọc xuôi!).

Do sự thụ động của cấp dưới, những cán bộ như thế từ trên cử về đương nhiên trúng cử , thế là từ trên bật xuống, từ dưới lại bật lên. Sau vài lần bật tường như vậy, vị cán bộ nọ có thể bật lên cao vút hay không, nhưng kỷ niệm để lại trong lòng cán bộ và nhân dân địa phương thì chắc chắn là những kỷ niệm buồn.

Buồn như câu chuyện trong bài thơ “Về một tên đào ngũ” có thật của Bùi Minh Quốc, khiến anh em hài hước đùa với nhau rằng:
Thế gian có lắm chuyện buồn
Trung ương là chỗ để …chuồn bay ơi ?

Song, cũng chính những đảng viên địa phương đã than phiền như trên, cuối cùng, người đảng viên với mấy chục tuổi đảng, lại tự trách: Nhưng trách người khác một phần thôi, xét cho cùng, cũng là tại mình!…

http://boxitvn.blogspot.com/2010/04/chuon-vao-trung-uong.html

 


LÝ LUẬN    VĂN HỌC    BÌNH LUẬN    PHỎNG VẤN    VỤ ÁN LIÊN QUAN    NHÓM ĐÀLẠT    TIỂU SỬ