LÝ LUẬN     VĂN HỌC     BÌNH LUẬN     PHỎNG VẤN     VỤ ÁN LIÊN QUAN     TIỂU SỬ

"Sau mấy chục năm được nhà trường xã hội chủ nghĩa trau dồi bao nhiêu tri thức về khoa học tự nhiên, về triết học Mác-Lê, về chính trị ... thì bây giờ các chi bộ lại không còn coi chúng tôi là thành phần công nông gần đảng nữa mà chuyển thành tầng lớp trí thức tiểu tư sản bấp bênh ! Trở thành kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư ... thì lại xa đảng hơn lúc chưa đi học !. Nghĩa là trên thực tế thì chất Đảng ngược chiều với chất trí thức ! Đó là điều nghịch lý".....Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ - Hà Sĩ Phu 1988

"Khẳng định vai trò quyết định của tự do và phát triển không có nghĩa là khi có hai điều kiện ấy thì tự khắc sẽ có Bình đẳng và Bác ái mà không cần đến hoạt động khuyến thiện và nỗ lực tranh đấu của con người. Không thể lấy khát vọng thay cho qui luật, nhưng khát vọng đúng sẽ xúc tiến nhanh qui luật...." Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân - Hà Sĩ Phu 1993

"Mọi hoạt động Tranh đấu của con người từ cổ chí kim , không có gì ra ngoài ý nghĩa của chữ QUYỀN CON NGƯỜI. "Quyền Con người" ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu không nước nào có thể lẩn tránh, điều ấy đánh dấu một bước trưởng thành khổng lồ của văn minh nhân loại. Ở đâu có áp bức bất công, ở đâu con người bị đối xử phi lý đều có thể tìm nơi "Quyền Con Người" một điểm tựa để tranh đấu, ít nhất cũng là điểm tựa tinh thần. Mặt khác. từ ánh sáng chung nhất về "Quyền Con Người", con người có thể nhìn lại những trào lưu Tranh đấu của mình một cách có cơ sở khách quan, khoa học và sáng suốt hơn..." Chia Tay Ý Thức Hệ - Hà Sĩ Phu 1995

Người Sĩ phu cuối cùng chăng? - "Le dernier des si phu" ?

Hồ sơ- Lưu trữ

VIETNAM infos số 7- 15/7/2001

 Nguyễn Hữu Tấn Đức  (*) 

 

        Trong những nhà bất đồng chính kiến Việt nam mà số lượng không quá mười đầu

ngón tay, ông Nguyễn Xuân Tụ, biệt danh là Hà Sỹ Phu, sáng lên một sắc thái riêng.

Chính cái bút danh đã cho thấy tính cách người trí thức trác tuyệt khi ông tự hỏi : “Sĩ phu là như thế nào đây ?” (và đây là ý nghĩa văn học của bút danh này).

  Sinh ngày 22 tháng 4 năm 1940 tại Bắc ninh, Bắc Việt nam, Hà Sĩ Phu xuất thân là nhà Sinh học, nhận bằng Tiến sĩ ở Tiệp khắc. Về nước ông dốc lòng nghiên cứu khoa học tại Viện Khoa học Việt nam, rồi làm Phó giám đốc phân viện Khoa học Đà lạt.

Đã từng được khuyến dụ gia nhập Đảng Cộng sản. Nhưng rồi ông không còn hứng thú, buồn phiền và về hưu sớm.

       Rời bỏ công việc nghiên cứu khoa học, HSP chuyển sang nghiên cứu, phân tích những vấn đề chính trị-xã hội. Tháng 9 năm 1988 ông viết bài nghị luận đầu tiên : “Dắt tay nhau, đi dưới tấm biển chỉ đường của Trí tuệ”. Bài viết 10 trang này, được lan truyền trong một số bạn bè, đã mổ xẻ một cách hệ thống Chủ nghĩa Xã hội như nó đã được thực thi dưới chế độ Cộng sản và đã gây ra vô số những nghịch lý. Bản luận văn lên tới Bộ Chính trị và một cơn sốc đã đụng chạm đến các nhà lãnh đạo đảng CSVN.

Đó làmột sự phản kháng. Vì đối với mọi trí thức sống dưới chế độ Cộng sản thì lời kêu gọi ấy đã có một sức công phá ghê gớm: nó chính là sự chống lại tất cả những khẩu hiệu vẫn nhai đi nhai lại, tất cả những tín điều uy nghiêm, những bài vở vẫn phải thuộc lòng, tóm lại là chống lại “tư tưởng độc tôn”. Bài nghị luận thực tế đã được bung ra bởi một lời kêu gọi nghiêm túc như một khẩu hiệu :”Hãy để cho Trí tuệ được vài phút hoàn toàn tự do”!

     Lời lẽ ấy đã trích thẳng vào Bộ Chính trị, và cả bộ máy quyền lực nhất tề chống lại. Bởi ai lại chẳng hiểu rằng “ vài phút hoàn toàn tự do” có nghĩa là “tự do vĩnh viễn”. Chỉ cần mở cửa lồng ra một phút thôi là con chim sẽ thảnh thơi tung cánh, bởi vương quốc của nó là cả bầu trời vô giới hạn.

                                                                     *

      “ Vậy nên tôi nghĩa rằng, là một người Việt nam có giáo dục, có văn hóa, không ai có thể cho phép mình tảng lờ (trước những vấn đề của đất nước), dấm dúi trong xó kiếm ăn một mình, mà phải đứng ra giữa nơi sáng sủa, nghiêm túc nói rõ ý kiến của mình với sự huy động cao nhất của Ý thức, trách nhiệm và Trí tuệ!

  Phải có đủ sự dũng cảm tối thiểu để nói ra những lời như thế ở Việt nam ngay từ những năm cuối của thập kỷ 80. Từ đó, không thiếu những tiếng nói phê phán, đứng lên chống lại những sai lầm và lộng quyền của chế độ : rất nhiều cán bộ, đảng viên đồng ý với HSP, ít nhất là trong chỗ riêng tư, nhưng mấy ai dám nói công khai những điều trong lòng mình suy nghĩ?

      Chính quyền đã huy động những lý luận gia dày dạn nhất của họ (trong đó có triết gia Mác xít nổi tiếng về thuyết Hiện tượng học Trần Đức Thảo, vị này lúc ấy nên im lặng thì hơn), và trong khoảng hai năm liền, không dưới 30 bài chỉ trích đã xuất hiện trên các phương tiện chính thống, tập trung đả kích một bài tiểu luận và tác giả của nó.

Song tác giả ấy không những không nao núng mà càng đóng chặt cái đinh cho nó sâu thêm nữa bằng hai tiểu luận khác quyết liệt hơn. Đó là bài “Đôi điều suy nghĩ của một công dân” (1993) và “Chia tay Ý thức hệ” (1995).

      Tháng 12 năm 1995, HSP bị bắt trong khi đang đi thăm gia đình ở Hà nội. Ông đang đạp xe đạp thì Công an tạo ra một vụ tông xe để cướp chiếc túi xách của ông. Ít ngày sau ông bị quy tội “chiếm đoạt bí mật nhà nước” (ông chỉ có bản sao một bức thư

cổ xúy tinh thần đổi mới của thủ tướng Võ văn Kiệt gửi Bộ chính trị, do một người bất đồng chính kiến khác đưa cho). Nhà cầm quyền giam ông 8 tháng không xét xử, và đến ngày 22 / 8/ 1996 mới có một phiên xét xử bí mật trong nửa ngày để kết án ông một năm tù giam. Ngày 6/ 12/ 1996 với sức ép mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế ông được thả.

      Trong một cuộc trả lời phỏng vấn sau đó, HSP biểu lộ tinh thần tiếp tục tìm kiếm sự thật và công lý để thúc đẩy nền tự do dân chủ cho Việt nam. Nhà cầm quyền trả lời bằng những thủ đoạn quấy nhiễu như cắt điện thoại, tra hỏi, bao vây kinh tế : HSP không được nhận mọi sự phong tặng hay tiền nhuận bút.

      Không bẻ gẫy được ý chí phản kháng của con người bất khuất, người ta thiết lập một vòng đai an ninh quanh nhà ông, khách đến thăm thường bị kiểm soát. Từ tháng 4 năm 1997 chính quyền lại cấm HSP và những người bất đồng chính kiến khác không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nhất là với các nhà báo nước ngoài. Trong bức thư ngỏ gửi Quốc hội ngày 10/4/1997, cùng với những người bất đồng chính kiến khác, HSP đã công khai phản đối sự đối xử ấy như sau:

 “ Khi Hiến pháp nước ta đã khảng định Công dân có quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận thì có nghĩa rằng người dân có quyền viết lên, nói lên mọi suy nghĩ riêng của mình ! ”.

                                                                         *

       Mặc dù không bị kết án về tội gì, HSP vẫn bị chỉ định nơi cư trú, dựa vào điều khoản của một Nghị định : Nghị định 31/CP cho quyền được quấy rối, tra hỏi, cách ly, cô lập kinh tế đối với bất cứ ai chỉ vì bị nghi ngờ chứ không cần xét xử.. Từ 12/5/2000

HSP bị chỉ định nơi cư trú và bị Công an Lâm đồng giám sát, với nguy cơ có thể bị buộc tội phản quốc theo điều 72 luật Hình sự việt nam. Nếu bị ra tòa và kết tội, hình phạt có thể từ 7 năm tù đến tử hình. Cuối năm 2000 một luồng dư luận xôn xao từ giới gần gũi với nhà cầm quyền cho biết họ đã đi quá xa trong việc đe dọa và đàn áp, nhưng họ đã khôn khéo rút lui sao cho không bị mất mặt...Đầu tháng 2/2001 nhà cầm quyền đã kín đáo kết thúc điều tra nhưng vẫn tiếp tục chống lại nhà trí thức bất khuất.

Lại quản chế, không cho tự do đi lại và giao tiếp với thế giới bên ngoài.

                                                                      *

      Chế độ toàn trị không thể chịu đựng được những phân tích và phê phán của HSP vì

nhiều lẽ, như :

    a/ Những phân tích ấy tỏ rõ sự khinh thường ý thức hệ Mác Lê và “tư tưởng HCM”.

    b/ Sự phê phán ấy đã dựa trên những lập luận đanh thép, vô cùng khoa học.

    c/ Đã diễn đạt bằng một ngôn ngữ mới mẻ với những từ ngữ chính xác, phá tan lớp váng hào nhoáng của những bài diễn thuyết chính trị truyền thống và những khẩu hiệu cách mạng quen thuộc.

   d/ Sự suy lý gay gắt và khô khan cũng không dấu được niềm xác tín chân thành của một trái tim lương thiện, yêu nước nồng nàn và chịu đựng những khổ đau của đất nước.

    e/ Với sự minh mẫn, ôn hòa và chân tình, HSP không gây chút liên tưởng gì đến những hoạt động chống Cộng cực đoan mà trong đó thường thiên về chửi bới và đấu tranh nôn nóng hơn là những suy nghĩ căn bản ...

 

       Trong niềm quý trọng về Trí tuệ tổng hợp và lòng dũng cảm của Hà Sĩ Phu, ta không thể không nhìn nhận một cách chua chát rằng : Ở Việt nam hiện nay, khó có mấy ai dám như ông, đặt lại vấn đề tận gốc đối với một chế độ toàn trị, và đón nhận sự trả giá.

       Thuộc thế hệ lục thập này (ở người Việt nam bình thường, tuổi này có thể coi là “trẻ”) HSP vẫn còn nhiều điều để sợ, để mất chứ, nếu không là về sinh mạng thì cũng là về nghề nghiệp làm ăn.

      Nhà lý luận của chúng ta cũng ít người sánh được. Ngoài những người bạn trong “Nhóm Đà lạt” của ông như nhà thơ Bùi Minh Quốc, cây bút Mai Thái Lĩnh, nhà văn Bảo Cự ra thì trong thế hệ “trẻ” này, ta chỉ có thể kể đến hai tên tuổi nổi bật khác là nhà địa vật lý kiêm lý luận Nguyễn Thanh Giang (65 tuổi) và nữ văn sĩ Dương Thu Hương (khoảng ngũ thập, hẳn được coi là “con cưng”), cả hai đều nổi tiếng ở ngoài nước.

       Cho đến tận những năm sau cùng bây giờ (6 / 2001) thì phải công nhận một điều rằng độ tuổi của những người đối lập, bất đồng chính kiến, vẫn như một hằng số; hình như sự sáng suốt và can đảm chỉ có được khi tuổi đời đã đến độ không còn sợ mất sự an ninh hay mất các tiện nghi nữa. Những đảng viên ly khai như Nguyễn văn Trấn (đã

mất năm 1998) , Nguyễn Hộ, Trần Độ, những nhà tôn giáo như Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, cha Chân Tín... đều đã hoặc đang ở tuổi thất thập, bát thập rồi. (Ta kể những tên tuổi này chỉ là để chứng minh cho nhận xét trên, chứ không hề đánh giá thấp lòng can đảm và vai trò của các vị ấy).

       Do phẩm chất hiếm có về con người cũng như tác phẩm, HSP là một vốn quý, làm vinh dự cho truyền thống những người cầm bút, trí thức Việt nam. Ông vẫn không ngừng trả giá nặng nề để tiếp tục làm người tự do.

                                                                                                   NHTĐ  6 / 2001

-------------------------------------------------------------------------------------------------

  (*) đồng sáng lập viên tạp chí Tin nhà.

 


Archives - Dossiers

VIET NAM infos numéro 7 - 15 juillet 2001

 Nguyên Huu Tân Duc (*)

Parmi les dissidents vietnamiens, dont le nombre ne dépasse pas actuellement les doigts de deux mains, M. Nguyen Xuan Tu, alias Ha Si Phu, brille d’un éclat particulier. Significatif est le nom de plume adopté en guise de défi par cet éminent intellectuel qui s’interroge : «Mais que sont les si phu devenus ?» (c’est le sens littéral de son pseudonyme[1]).

Né le 22 avril 1940 à Bac Ninh, Nord Viet-Nam, Ha Si Phu, biologiste de formation, obtint son doctorat dans une université tchèque. A son retour au pays, il se consacra corps et âme à la recherche scientifique à l’Institut des Sciences du Viet-Nam. A mesure qu’il montait dans le cursus académique avec le poste de directeur adjoint à l’Institut des Sciences de la ville de Dalat, Ha Si Phu fut invité à rejoindre le Parti communiste vietnamien. Son manque d’enthousiasme fut la cause de ses ennuis et de sa retraite prématurée.

Délaissant contre son gré ses travaux scientifiques, Ha Si Phu se tourna vers l’étude et l’analyse des problèmes politiques et sociaux. En septembre 1988, il écrit son premier essai ‘Main dans la main, marchons sous la direction de l’Intelligence’. Ce texte de 10 pages, diffusé dans un cercle restreint d’amis, dissèque méthodiquement le socialisme tel qu’il était pratiqué sous le régime communiste et fait ressortir ses nombreuses contradictions. La dissertation parvint au Politburo et l’onde de choc atteignit les dirigeants du PCV. Ce fut un tollé. Car pour tout intellectuel vivant sous le régime communiste, l’appel à l’intellect a une charge hautement subversive : il désigne tout ce qui est allergique aux slogans ressassés, aux dogmes imposés, aux disques appris par coeur, aux directives assénées d’en haut, en un mot à la ‘pensée unique’. L’oeuvre s’ouvre en effet par cet appel solennel lancé comme un manifeste : “Qu’on laisse à l’intelligence quelques minutes de totale liberté !”

Le mot piqua le Politburo au vif, et le cercle du pouvoir fit front comme un seul homme, car nul n’ignore que ‘quelques minutes de liberté’ équivaut à la liberté tout court ! Qu’on entr’ouvre la cage rien qu’un instant, et l’oiseau prend lestement son envol, car son royaume est l’immensité du ciel ...

Je pense qu’aucun Vietnamien quelque peu éduqué et cultivé ne peut se permettre de rester indifférent (aux problèmes du pays) en vivant isolé dans son coin, mais qu’il doit se tenir debout, en plein jour, pour exprimer avec gravité et clarté ses idées, armé de ce qu’il a de plus précieux : sa responsabilité d’homme et son intellect.

Il faut un minimum de courage pour tenir un tel langage au Viet-Nam dès la fin des années 80. Depuis lors, il ne manque pas de voix critiques pour s’élever contre les erreurs et exactions du régime : nombreux sont les cadres et membres du Parti qui sont d’accord avec Ha Si Phu – du moins en privé, mais combien osent dire en plein jour ce qu’ils pensent dans leur for intérieur ?

Le pouvoir mobilisa ses théoriciens les plus aguerris (y compris le fameux philosophe-phénoménologue marxiste Tran Duc Thao qui perdit là une bonne occasion de se taire !), et au cours des deux années qui suivirent, pas moins de trente commentaires dans les media officiels concentrèrent leurs attaques contre l’essai et son auteur. Celui-ci non seulement ne désarma point, mais enfonça le clou avec deux autres essais encore plus percutants : ‘Réflexions d’un citoyen’ (1993) et ‘Adieu à l’Idéologie’ (1995).

En décembre 1995, Ha Si Phu fut arrêté pendant qu’il effectuait une visite chez des parents à Ha Noi. Alors qu’il circulait en vélo, la police simula un accident pour lui dérober sa sacoche. Il fut accusé, plusieurs jours plus tard, de ‘vol de secrets d’Etat’ (il s’agit en fait de la copie d’une lettre du Premier ministre Vo Van Kiet préconisant des réformes à apporter au PCV, copie donnée à l’intéressé par un membre dissident). Le gouvernement fit interner Ha Si Phu pendant huit mois sans jugement et, le 22 août 1996, lors d’un procès à huis clos qui dura une demi-journée, le condamna officiellement à un an de prison. Le 4 décembre 1996, sous la forte pression de la communauté internationale, le contestataire fut relâché.

Dans une interview donnée peu après aux medias de la diaspora, Ha Si Phu s’engagea à poursuivre sa quête de vérité et de justice pour hâter l’avènement de la démocratie et de la liberté au Viet-Nam. Les autorités répondirent par diverses tactiques de harcèlement, telles que coupure du téléphone, interrogatoires et isolement économique : Ha Si Phu se vit confisquer son ordinateur, interdire tout emploi rémunéré... Ces manoeuvres d’intimidation n’ayant pas réussi à briser la volonté de résistance du récalcitrant, on installa un cordon de sécurité autour de sa maison et tout visiteur fut soumis à une fouille en règle. En outre, un arrêté pris par le gouvernement en avril 1997 interdit à Ha Si Phu et à d’autres dissidents tout contact avec le monde extérieur, particulièrement avec les journalistes étrangers. Dans une lettre ouverte à l’Assemblée Nationale datée du 10 avril 1997 et co-signée par deux autres dissidents, Ha Si Phu éleva une protestation officielle contre ce traitement en ces termes :

Lorsque notre Constitution déclare que les citoyens ont droit à la liberté de pensée et à la liberté d’expression, cela devait signifier que les gens avaient toute la liberté d’écrire et d’exprimer à haute voix leur pensée profonde.”

Bien qu’il ne soit accusé d’aucun crime, Ha Si Phu reste assigné à résidence, ceci aux termes d’une directive inique : la directive 31/CP qui permet aux autorités de harceler, de soumettre à interrogatoire, de mettre en quarantaine et d’isoler économiquement quiconque sur un simple soupçon et sans jugement. Depuis le 12 mai 2000, Ha Si Phu est mis en résidence surveillée par la police de la province de Lam Dong, avec le risque d’être accusé de haute trahison aux termes de l’article 72 du Code criminel du Vietnam. S’il passe en jugement et est condamné, l’accusé risque une peine allant de sept ans d’emprisonnement à la peine capitale. Vers la fin de l’année 2000, une rumeur émanant de milieux proches du pouvoir laissaient entendre qu’on était peut-être allé trop loin dans l’intimidation et la répression, mais qu’il était délicat de faire marche arrière sans perdre la face... Une lueur d’espoir pour Ha Si Phu qui s’est finalement concrétisée début février 2001 : le gouvernement a discrètement mis un terme à toute enquête et poursuite à l’encontre de l’intellectuel récalcitrant. Sans pour autant lever l’assignation à résidence et laisser à Ha Si Phu et à ses amis la liberté d’aller et venir et de communiquer avec le monde extérieur !

Les analyses et critiques de Ha Si Phu sont insupportables pour le régime totalitaire pour plusieurs raisons, notamment :

a) elles font fi de l’idéologie marxiste-léniniste et de la ‘pensée de Ho Chi Minh’ ;

b) elles reposent sur une argumentation rigoureuse, d’où leur caractère scientifique imparable ;

c) elles sont servies par une langue neuve et un vocabulaire précis, débarrassées à la fois des scories poétiques et sentimentales qui entachent le discours politique traditionnel et des slogans de la phraséologie révolutionnaire habituelle ;

d) la rigueur et la sécheresse apparente du raisonnement cachent mal la conviction d’un homme de coeur et de bien, profondément patriote et qui souffre des souffrances de son pays ;

e) lucide et foncièrement non-violent, Ha Si Phu ne se fait aucune illusion sur les mouvements d’opposition anticommuniste de la diaspora, plus tentés par l’invective et la lutte politique à court terme que par la réflexion de fond ...

Tout en saluant l’intégrité intellectuelle et le courage de Ha Si Phu, on ne peut s’empêcher de faire cette amère constatation : rares sont ceux qui, dans le Viet Nam actuel, osent, comme lui, remettre radicalement en cause le régime totalitaire et, à ce titre, accepter d’en payer le prix. Appartenant à cette génération de sexagénaires qui – au standard vietnamien – peuvent être qualifiés de ‘jeunes’, Ha Si Phu a encore beaucoup à craindre et à perdre sur le plan de la carrière professionnelle sinon sur celui de la survie tout court ! Notre essayiste a peu d’émules et, à part ses amis du ‘groupe dit de Dalat’ qui comprend, avec lui, le poète Bui Minh Quoc, l’écrivain Mai Thai Linh et le romancier Bao Cu, on ne peut guère mentionner, parmi les ‘jeunes’, que deux autres noms qui émergent vraiment de cette génération : le géophysicien et essayiste Nguyen Thanh Giang (65 ans) et la romancière Duong Thu Huong (autour de la cinquantaine, sans doute la ‘benjamine’), tous deux aujourd’hui bien connus en dehors du pays.

Jusqu’à ces toutes dernières années, force est de constater, en effet, une constante dans le grand âge des opposants et dissidents viertnamiens, comme si la lucidité et le courage ne viennent qu’avec le nombre des années dès lors qu’on n’a plus rien à craindre pour sa sécurité ni à perdre pour son confort. Pour ne citer que quelques exemples notoires, sans vouloir sous-estimer leur courage et leurs mérites, les ex-membres du Parti, Nguyen Van Tran (décédé en 1998), Nguyen Hô, Tran Dô, les religieux Thich Huyen Quang , Thich Quang Dô, le P. Chan Tin étaient, ou sont, largement septuagénaires voire octogénaires...

Par le caractère inédit de sa personnalité et de ses écrits, Ha Si Phu est un rare fleuron qui fait honneur à la tradition des lettrés du Vietnam. Il ne cesse de payer le prix fort pour rester un homme libre. 

NHTD juin 2001

Les réflexions de Nguyen Huu Tan Duc ne concernent, bien entendu, que "les enfants bien connus du régime". Rappelons qu'après la chute du Sud Viêt-Nam en 1975, les écrivains vivant au Sud subissaient une répression sans pitié (Phan Nhât Nam, Doan Quoc Sy, Tô Thuy Yên...) et s'ils survivaient, ils n'avaient plus droit à la parole. Rappelons aussi que le poète Nguyên Chi Thiên s'était révolté contre le régime communiste dès l'âge de 18 ans et qu'actuellement, de jeunes "lettrés débutants" créent la revue "semi" clandestine NOI KET  pour s'exprimer librement.

Bui Xuan Quang


[1] le si phu vietnamien n’a pas d’équivalent en Occident, mais on peut s’en approcher tant soit peu en adjoignant au lettré ou intellectuel l’idéal de l’honnête homme et du juste.

(*)co-fondateur de la revue TIN NHA (1990-2001)


 

LÝ LUẬN    VĂN HỌC    BÌNH LUẬN    PHỎNG VẤN    VỤ ÁN LIÊN QUAN    TIỂU SỬ

i