LÝ LUẬN     VĂN HỌC     BÌNH LUẬN     PHỎNG VẤN     VỤ ÁN LIÊN QUAN     TIỂU SỬ

"Sau mấy chục năm được nhà trường xã hội chủ nghĩa trau dồi bao nhiêu tri thức về khoa học tự nhiên, về triết học Mác-Lê, về chính trị ... thì bây giờ các chi bộ lại không còn coi chúng tôi là thành phần công nông gần đảng nữa mà chuyển thành tầng lớp trí thức tiểu tư sản bấp bênh ! Trở thành kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư ... thì lại xa đảng hơn lúc chưa đi học !. Nghĩa là trên thực tế thì chất Đảng ngược chiều với chất trí thức ! Đó là điều nghịch lý".....Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ - Hà Sĩ Phu 1988

"Khẳng định vai trò quyết định của tự do và phát triển không có nghĩa là khi có hai điều kiện ấy thì tự khắc sẽ có Bình đẳng và Bác ái mà không cần đến hoạt động khuyến thiện và nỗ lực tranh đấu của con người. Không thể lấy khát vọng thay cho qui luật, nhưng khát vọng đúng sẽ xúc tiến nhanh qui luật...." Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân - Hà Sĩ Phu 1993

"Mọi hoạt động Tranh đấu của con người từ cổ chí kim , không có gì ra ngoài ý nghĩa của chữ QUYỀN CON NGƯỜI. "Quyền Con người" ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu không nước nào có thể lẩn tránh, điều ấy đánh dấu một bước trưởng thành khổng lồ của văn minh nhân loại. Ở đâu có áp bức bất công, ở đâu con người bị đối xử phi lý đều có thể tìm nơi "Quyền Con Người" một điểm tựa để tranh đấu, ít nhất cũng là điểm tựa tinh thần. Mặt khác. từ ánh sáng chung nhất về "Quyền Con Người", con người có thể nhìn lại những trào lưu Tranh đấu của mình một cách có cơ sở khách quan, khoa học và sáng suốt hơn..." Chia Tay Ý Thức Hệ - Hà Sĩ Phu 1995

TƯỜNG THUẬT BUỔI RA MẮT SÁCH SÁNG TRĂNG CỦA HÀ SỸ PHU tại Berlin

        NGUYỄN ANH TUẤN 

 

       Hồi 14 giờ ngày 20.3.2004 , 4 , 4 , 4 , tạI trụ sở Câu lạc bộ 2000 thuộc quận Marzhan thành phố BERLIN, Tổ chức dân chủ Việt nam đã long trọng khai mạc buổI gặp mặt thân mật của các đồng hương Việt nam tạI Berlin và nhiều thành phố khác trong Cộng hòa Liên bang Đức để chào mừng sự ra đờI cuốn “Sáng trăng” của Hà Sĩ Phu. Cuốn sách mớI này, chưa từng được xuất bản, là một tập hợp những sáng tác văn học ngắn : thơ, câu đốI, tạp văn…  của tác gia Hà Sĩ Phu,   ngườI được biết đến nhiều qua những bài viết “Dắt thay nhau, đi dướI tấm biển chỉ đường của Trí tuệ” , “Chia tay Ý thức hệ” và những bài luận chiến khác. Cuốn sách dày 180 trang do tạp chí Cánh Én tạI CHLB Đức ấn hành.

  Có mặt tạI buổI ra mắt sách có các văn hữu Vũ Thư Hiên, Xuân Quang, Nhật Huệ; nhà báo Thành Tín, luật gia Trần Thanh Hiệp.

    Ông Phạm Hoàng thay mặt cho Tổ chức Dân chủ Việt nam và tạp chí Cánh Én mở đầu buổI ra mắt sách vớI lờI giớI thiệu cuốn Sáng Trăng như “một minh chứng hùng hồn rằng trong thờI đạI thông tin toàn cầu những cấm đoán của chính quyền độc tài đã bị vô hiệu hoá bởI ý chí của con người. Nếu những nhà xuất bản trong nước không chịu in tác phẩm của Hà Sĩ Phu thì ở đây nó được in”.

     Nhà văn Vũ Thư Hiên bày tỏ niềm vui được đón nhận những sáng tác văn học độc đáo và nhuần nhị của tác giả. Ông cho rằng “thiên nhiên không hào phóng trong sự cho ra đờI những tài năng siêu việt, nhưng thiên nhiên đã không thể hà tiện để cho ta một Hà Sĩ Phu”. Ông cho rằng việc chính quyền độc tài trấn áp và vùi dập một tài năng như họ làm vớI Hà Sĩ Phu là một tộI ác.

         Nhà báo Thành Tín nhấn mạnh : “Hà Sĩ Phu chứng tỏ một bản lĩnh vững vàng trong một tư duy độc lập, là tấm gương cho những ngườI Việt bị thuần dưỡng nhiều năm một thói quen tuân phục”.

Luật gia 80 tuổI Trần Thanh Hiệp từ Paris đến vì tình yêu và lòng ngưỡng mộ đốI vớI hiền tài Hà Sĩ Phu, vinh danh ông là “hào kiệt nứơc Nam ngày nay”.

 

      Trong những lờI phát biểu của cử tọa, những tên tuổI quen thuộc Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Phạm Quế Dương, Hoàng Tiến, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang, Nguyễn Đan Quế, Bùi Minh Quốc, Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý… và những nhà hoạt động dân chủ khác được nhắc đi nhắc lạI nhiều lần. Họ là “ánh sáng của buổI bình minh dân chủ trong bóng đêm độc tài”, như một bạn trẻ phát biểu.


LÝ LUẬN    VĂN HỌC    BÌNH LUẬN    PHỎNG VẤN    VỤ ÁN LIÊN QUAN    TIỂU SỬ

i