LÝ LUẬN     VĂN HỌC     BÌNH LUẬN     PHỎNG VẤN     VỤ ÁN LIÊN QUAN     TIỂU SỬ

"Sau mấy chục năm được nhà trường xã hội chủ nghĩa trau dồi bao nhiêu tri thức về khoa học tự nhiên, về triết học Mác-Lê, về chính trị ... thì bây giờ các chi bộ lại không còn coi chúng tôi là thành phần công nông gần đảng nữa mà chuyển thành tầng lớp trí thức tiểu tư sản bấp bênh ! Trở thành kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư ... thì lại xa đảng hơn lúc chưa đi học !. Nghĩa là trên thực tế thì chất Đảng ngược chiều với chất trí thức ! Đó là điều nghịch lý".....Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ - Hà Sĩ Phu 1988

"Khẳng định vai trò quyết định của tự do và phát triển không có nghĩa là khi có hai điều kiện ấy thì tự khắc sẽ có Bình đẳng và Bác ái mà không cần đến hoạt động khuyến thiện và nỗ lực tranh đấu của con người. Không thể lấy khát vọng thay cho qui luật, nhưng khát vọng đúng sẽ xúc tiến nhanh qui luật...." Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân - Hà Sĩ Phu 1993

"Mọi hoạt động Tranh đấu của con người từ cổ chí kim , không có gì ra ngoài ý nghĩa của chữ QUYỀN CON NGƯỜI. "Quyền Con người" ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu không nước nào có thể lẩn tránh, điều ấy đánh dấu một bước trưởng thành khổng lồ của văn minh nhân loại. Ở đâu có áp bức bất công, ở đâu con người bị đối xử phi lý đều có thể tìm nơi "Quyền Con Người" một điểm tựa để tranh đấu, ít nhất cũng là điểm tựa tinh thần. Mặt khác. từ ánh sáng chung nhất về "Quyền Con Người", con người có thể nhìn lại những trào lưu Tranh đấu của mình một cách có cơ sở khách quan, khoa học và sáng suốt hơn..." Chia Tay Ý Thức Hệ - Hà Sĩ Phu 1995

RFA phỏng vấn Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu

Bản tin của đài V.O.A (sau ngày Hà Sĩ Phu được trả Tự do)


(Ngày 11/12/1996):

... ... Hạn tù 1 năm đã mãn, ông Hà Sĩ Phu đã trở về Đà lạt, phóng viên Thái Phong của đài chúng tôi đã tiếp xúc với ông qua điện thoại và gửi về những tin tức sau đây :

    Thú thật, sau khi quay số điện của ông Hà Sĩ Phu, Thái Phong không mấy tin tưởng có thể tiếp xúc được với ông. Có đến 8-9 phần mười là đường dây của ông nếu không bị đứt thì cũng bị nhuyễn âm, không nói chuyện được. Nhưng không, đường dây không bị phá. Ít nhất thì chế độ XHCN ở Việt nam cũng hơn hẳn chế độ của ông Fidel Castro ở chỗ này.

    Nỗi băn khoăn đầu tiên của Thái Phong là muốn biết ông  HSP có bị hành hạ, ngược đãi, bị giam cầm hay không, vì nghe nói sức khỏe của ông bị suy yếu rất nhiều, đi đứng cũng khó khăn. Nhưng ông cho biết là không có chuyện ấy :

       “ ... Việc tiến hành tố tụng đã có sự xúc phạm tinh thần, nhưng xúc phạm thân thể thì không. Những người giam giữ tôi các ông ấy rất cẩn thận trong chuyện này, đã cố gắng để những ấn tượng xấu không  xảy ra. Cơ thể tôi có những sa sút là do thể lực tôi vốn đã yếu lại bị 10 tháng trời ở tình trạng giam trong phòng”.

      Về vụ án thì ông cho rằng đây là một “kịch bản” (chữ của HSP) để chính quyền có dịp “tiếp cận” với ông (lại cũng xin mở ngoặc lần nữa để thưa với quý thính giả rằng đây là chữ của HSP), chứ  thực tình ra ông chẳng có tội gì. Ông nói :

       “ Trước phiên tòa, mặc dù xử kín, tôi đã công khai nói rõ 3 điều : Một là tôi không có cái tội danh “cố ý làm lộ bí mật nhà nước”. Điều thứ hai, trái lại, về phía các cơ quan pháp luật của nhà nước thì việc bắt tôi giữa đường là một kịch bản đã dựng sẵn, rồi cố tình khám túi tôi cho kỳ được , để lấy cớ rằng trong túi tôi có một tài liệu có cái dấu tối mật”(bài phát biểu của thủ tướng Võ văn Kiệt) để  bắt giữ tôi, khám nhà tôi. ...v...v... Việc thực hiện pháp luật như vậy là không công minh, tôi đã góp ý kiến.

Điều thứ ba, khi tòa hỏi tôi có nguyện vọng gì không, tôi nói trước sau tôi vẫn là người không có tội gi, thì việc xử án tôi nặng hay nhẹ chẳng có gì quan trọng, nhưng trước hết tôi phải là một người trung thực. Bất kể trường hợp nào, có thể vì tôi nói thẳng mà bị xử nặng hơn, tôi vẫn phải nói rõ sự thật. Tôi không có nguyện vọng cá nhân gì cả. Nhưng đất nước đang cần một tinh thần đại đoàn kết thực sự và cởi mở để xây dựng đất nước thì tôi mong đừng gây những tổn thất vô ích, không có lợi cho sự nghiệp chung. Cuối cùng tôi vẫn bị xử án phạt tù một năm và tôi đã thản nhiên thực hiện bản án đó một cách nghiêm chỉnh, thậm chí còn vui vẻ nữa”.

       Nhiều người cho rằng nếu không có óc hài hước thì khó mà sống được trong xã hội XHCN. Điều này không biết có đúng hay không, nhưng ông Hà Sĩ Phu thì quả là một nhà tư tưởng có óc hài hước ở mức độ cao, vì vậy mà ông rất lạc quan. Ông nói rằng trong một chế độ không chấp nhận Tự do tư tưởng như chế độ Mác-xít thì việc phải chịu hình phạt vì dám nói thật là chuyện tất

nhiên phải xảy ra. Chỉ bị một năm tù như ông là xã hội đã có tiến bộ rồi. Đó là điều đáng mừng chứ không đáng buồn :

      “ Qua vụ đó, cảm tưởng của tôi tóm tắt thế này : Tuy tôi không có tội đó, nhưng trong tình trạng đất nước hiện nay, việc có một cái án như thế đối với tôi, tôi lại “chấp nhận” vì nó cũng chưa thể tốt hơn. Trái lại tôi còn mừng rằng nó đã chỉ xấu như thế chứ không xấu hơn. So với trước thì đó cũng là điều đáng mừng chứ !

        Nhưng tư tưởng về triết học và xã hội  trong tôi đã tích lũy từ lâu, và tôi thấy bộc lộ ra là có ích cho xã hội, tư tưởng ấy phê phán thẳng thắn triết học Mác-xít.

   Nhưng đã là “Xã hội chủ nghĩa” thì thực chất không thể có Tự do tư tưởng được. Vì một khi đã lấy một hệ tư tưởng có sẵn làm nền tảng, làm kim chỉ nam, rồi lại luật hóa nó, thể chế hóa nó, cơ chế hóa nó thì còn đâu chỗ cho Tự do tư tưởng nữa. Ai cũng hiểu như vậy, ai cũng phải hiểu như vậy thôi. Không chấp nhận điều ấy thì có nghĩa là phải chấp nhận những phiền phức sẽ xảy đến . Tôi đã chấp nhận những phiền phức ấy ngay từ khi cầm bút 8-9 năm nay rồi. Đó là cái đương nhiên sẽ đến,nếu không có “lý do” này thì sẽ có “lý do” khác. Việc khám túi chỉ là cái cớ để nhà nước có điều kiện tiếp cận tôi, kiểm tra tôi thôi. Đã là công dân một nước Xã hội chủ nghĩa thì làm thế nào khác được ? 

    ( Quý vị vừa nghe ông Hà Sĩ Phu nhận định về việc ông bị kết án một năm tù vì tội “tiết lộ bí mật nhà nước”. Ngày mai, cũng vào giờ này, Thái Phong sẽ xin ông nhận định về tình trạng Việt

nam hiện nay, sau khi Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm tuyên bố ở Liên hiệp quốc mới đây rằng Việt nam sẽ có những cải tổ về chính trị, xin quý vị nhớ đón nghe.)

                                                                         ***

(Ngày 12/12/1996):

     Tuy bị cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài, nhưng nhân vật bất đồng chính kiến Hà Sĩ Phu vừa mãn hạn tù nói rằng ông vẫn cảm nhận được là đã có sự thay đổi thái độ không những về phía chính quyền mà cả về phía dân chúng nữa. Mời quý vị nghe tiếp câu chuyện của ông với

Thái Phong, đài tiếng nói Hoa kỳ, sau đây :

    TP: Với niềm lạc quan cố hữu của ông, ông HSP nói rằng xét theo thái độ của nhà cầm quyền đối với ông trong thời gian ông bị giam giữ , và sự việc anh em bạn hữu đón ông công khai khi ông ra khỏi nhà tù, ông thấy tình hình Việt nam nói chung đã nhích thêm được một bước, đã

có đổi mới. Ông nói :

     “ Thực chất vụ án đó là oan trái rồi. Nhưng trong sự đối xử trực tiếp như việc ăn ở thì cũng có một chút nương tay so với các trường hợp tương tự ở các trại giam trước đây. Thôi thì cũng mừng rằng “lịch sử đã nhích lên một bước”. Dẫu sao thì người Việt mình cũng có cách ứng xử ôn hòa hơn , chứ không cực đoan như ở nhiều nước khác. Khi tôi ở tù ra thì anh em đón tiếp rất vui vẻ, mạnh dạn hơn những năm trước rất nhiều: mang cả câu đối, mang hoa đến tận trại giam để đón tôi về.Về đến các nơi thì cũng mang hoa ra rận sân bay. Tất nhiên chúng tôi hiểu rằng nếu làm rầm rộ quá khiến các nhà An ninh phải quan tâm nhiều hơn thì chắc chắn rằng cũng không yên đâu.

Như vậy là nhà nước thì có nương nhẹ đi đôi chút, người dân thì mạnh dạn lên đôi chút. Mỗi mặt nhích lên một chút như thế nên tôi cũng hy vọng trong thời gian tới, nếu những người có thiện ý lại có phương pháp tốt thì khả năng nhích lại gần nhau không phải là không có”.    

      Tuy nhiên ông nói rằng nội bộ Đảng và Chính phủ còn đang phân hóa, có thể đó là lý do chưa thể tiến nhanh hơn được :

      “ Sự phân hóa đó cũng phản ánh vào trong vụ án của chúng tôi. Có cái thì còn cứng dắn, khó chịu. Có cái thì trong chừng mực nào đó cũng muốn thay đổi. Có thể sự thay đổi này chỉ là sự  thay đổi về phương pháp để thích nghi, hoặc do có sự can thiệp, ủng hộ chúng tôi từ bên trong và bên ngoài, nếu không có ai lên tiếng thì sự thay đổi ấy chắc gì đã có. Dẫu sao sự thay đổi đó cũng nên ghi nhận”.

      Xin được hỏi về lời cảnh báo đối với quân đội của tướng Lê Khả Phiêu, rằng các lực lượng thù nghịch đang có những nỗ lực chống phá chính phủ Cộng sản, ông HSP nói rằng ông cũng cảm thấy trong thời gian gần đây những nhà lãnh đạo Việt nam đã đánh giá sự “diễn tiến hòa bình” có phần nặng nề hơn trước :

     “ Tôi không phải là người của những diễn biến chính trị cụ thể nên không dám bình luận. Nhưng là người có chút suy nghĩ và mong muốn công cuộc đoàn kết của dân tộc, và cũng chỉ

thông qua vụ việc của chúng tôi, tôi thấy cái chủ trương cứng dắn vẫn còn. Sở dĩ ở trên tôi nói nhiều đến những khía cạnh tốt đẹp chỉ vì thiện ý thấy nó nhích lên một tý thì ghi nhận ngay và mong nó phát triển. Còn nếu đánh giá thật khách quan thì phải nói rằng xu hướng cứng dắn vẫn là chủ yếu.

      Mới được về, tôi không có thông tin gì nhiều, nhưng cũng đủ cảm thấy rằng trong các lực lượng vũ trang, sự đánh giá về những “diễn biến hòa bình ,âm muu lật đổ” có phần nặng nề hơn so với trước đây. Thực ra tôi chẳng có liên quan gì đến những chuyện chính trị cụ thể, nhưng dưới  nhãn quan của cái công cuộc chống diễn biến hòa bình ấy, người ta có thể đánh giá tôi một cái vai trò gì đấy rất nguy hiểm, trong khi tôi vẫn chỉ sống cuộc đời bình thản của một người khoa học, làm công việc nghiên cứu thôi”.

       Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm trong cuộc họp đại hội đồng LHQ ở New York hồi

tháng 9 vừa qua đã tuyên bố với thế giới rằng Việt nam sẽ tiến hành những cải tổ về chính trị. Liệu điều đó có thực sự diễn ra ở Việt nam hay không, ông HSP tin chắc là có, một khi thời cơ đã thuận tiện cho người cầm quyền :

      “ Vâng,tôi nghĩ việc cải tổ chắc chắn là sẽ có. Nhưng đó chỉ là sự thích nghi về phương pháp thôi hay do thực tâm thấy cần một sự thay đổi có nội dung, có thực chất ?. Tôi cho rằng cả hai yếu tố ấy, cả hai khả năng ấy đều có thật. Và đó chính là cục diện đấu tranh của nền Dân chủ, đổi mới ở Việt nam”.

     TP: Hồi xưa ông nói rằng khi nào các ông ấy thấy Dân chủ là có lợi thì các ông ấy sẽ làm, nay

ông còn giữ luận điểm ấy không ?

     HSP : Có chứ , vì tư tưởng Việt nam về căn bản vẫn là một tư tưởng thực dụng thôi mà !

                                                                                      


LÝ LUẬN    VĂN HỌC    BÌNH LUẬN    PHỎNG VẤN    VỤ ÁN LIÊN QUAN    TIỂU SỬ