LÝ LUẬN     VĂN HỌC     BÌNH LUẬN     PHỎNG VẤN     VỤ ÁN LIÊN QUAN     TIỂU SỬ

"Sau mấy chục năm được nhà trường xã hội chủ nghĩa trau dồi bao nhiêu tri thức về khoa học tự nhiên, về triết học Mác-Lê, về chính trị ... thì bây giờ các chi bộ lại không còn coi chúng tôi là thành phần công nông gần đảng nữa mà chuyển thành tầng lớp trí thức tiểu tư sản bấp bênh ! Trở thành kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư ... thì lại xa đảng hơn lúc chưa đi học !. Nghĩa là trên thực tế thì chất Đảng ngược chiều với chất trí thức ! Đó là điều nghịch lý".....Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ - Hà Sĩ Phu 1988

"Khẳng định vai trò quyết định của tự do và phát triển không có nghĩa là khi có hai điều kiện ấy thì tự khắc sẽ có Bình đẳng và Bác ái mà không cần đến hoạt động khuyến thiện và nỗ lực tranh đấu của con người. Không thể lấy khát vọng thay cho qui luật, nhưng khát vọng đúng sẽ xúc tiến nhanh qui luật...." Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân - Hà Sĩ Phu 1993

"Mọi hoạt động Tranh đấu của con người từ cổ chí kim , không có gì ra ngoài ý nghĩa của chữ QUYỀN CON NGƯỜI. "Quyền Con người" ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu không nước nào có thể lẩn tránh, điều ấy đánh dấu một bước trưởng thành khổng lồ của văn minh nhân loại. Ở đâu có áp bức bất công, ở đâu con người bị đối xử phi lý đều có thể tìm nơi "Quyền Con Người" một điểm tựa để tranh đấu, ít nhất cũng là điểm tựa tinh thần. Mặt khác. từ ánh sáng chung nhất về "Quyền Con Người", con người có thể nhìn lại những trào lưu Tranh đấu của mình một cách có cơ sở khách quan, khoa học và sáng suốt hơn..." Chia Tay Ý Thức Hệ - Hà Sĩ Phu 1995

Câu Đối

 

CÂU ĐỐI CHỐNG MÊ TÍN DỊ ĐOAN

TẾT KỶ MÃO 1999 (hết HỔ , sang MÈO) 

             ( Dán cửa Tiệm buôn Thần bán Thánh , chuyên xào xáo Thánh Thần để lừa thiên hạ)

                                                                                  *                                                                         

*  ĐÊM BA MƯƠI  HỔ   HẾT  NHE  NANH ,      GIẢ  BỘ  TU ...  ’ HÀNH  ‘   , 

                                                     “ NGHÌN MẮT  NGHÌN TAY “  ,   KHOE  PHẬT ĐỨC !   (1)

 

 

*  SÁNG MỒNG MỘT MÈO  CÒN GIẤU CỨT (2)   ,   THƠM MÙI  HỶ  ... ’ SẢ  ‘ ,   

                                                       “ TAM KHOANH  TỨ ĐỐM “ ,  VẼ  THIÊN ĐƯỜNG  !  (3)

                                                       

 

(1)  Bức tượng Phật bà Nghìn mắt Nghìn Tay  rất thiêng , nhiều kẻ làm giả đã bị quật ngã.

(2)  “ Giấu như  mèo giấu cứt !” . Cái đặc sản đậm đà bản  sắc loài Mèo này đáng lẽ không nên viết ra vì

       thất lễ với người đọc, nhưng lại e nếu giấu đi ắt có người nghiêm khắc lại bảo ta  cũng họ nhà Mèo !  

       Chi bằng cứ học cha ông mình mà nói toẹt ra !

(3)  Tam khoanh tứ đốm nguyên là ‘ quý tướng ‘  của giống khuyển , nhưng dân gian dùng từ ngữ này để

      chỉ sự xoay xỏa đủ mẹo, đủ màu, như một tính cách chó mèo nói chung.

       ‘ HÀNH ‘ và ‘ SẢ ‘ là hai gia vị đầu trò khi chế biến các món Hổ và Mèo.

 

 

                                                       SƯ  QUỐC .. . LỦI ! (*)

 

                                             Cũng toan tiến thẳng tới Thiên đường

                                             Khốn nỗi lòng trần quá vấn vương .

                                             Vào hội Quốc doanh , ra Quốc lủi ,

                                             Uống nhiều mưa móc , phải  ăn ... sương !

                                                                               Đà lạt  10 / 1998

 

(*) Một chị bạn có nhà cho khách trọ kể rằng: Sắp đến năm Mèo nên họ “ O mèo “ dữ quá. Nhà Sư  ấy (trưởng đoàn) đưa đoàn đến trọ, thường mua rượu “ quốc lủi “. Khi Sư dọn đi , chị thấy trong phòng còn vương vãi nhiều bao cao su. Con sâu làm rầu nồi canh ! Chị vội hót đi ngay kẻo bọn trẻ con trông thấy.

 

                                            CÂU ĐỐI GIAO CA GIỮA HỔ VÀ MÈO

 

   Nhân ngày nhà giáo 20 - 11 năm nay , HỔ đến thăm MÈO với tư cách trò thăm thày giáo. Mừng cho cậu học trò võ biền tuy sắp hết thời làm chúa sơn lâm , nhưng khi bị dồn vào nước bí cũng có đôi chút thức thời, cũng tỏ ra có văn hóa như ai, Mèo mới đọc :

 

·     HÔ  Ở LÀNG VẰN , GẶP KHI LÀNG VẶN , NỊNH KHÁCH LÀNG VĂN !

 

Vế xuất đối khó ở chỗ ngoài sự vạch trần bản chất HỔ vốn họ nhà VẰN , chỉ khi bị VẶN mới giả bộ có VĂN một chút , để thích nghi thôi ;  Mèo còn hàm ý nhắc anh học trò láo lếu của mình rằng sự đổi mới của “ Ông Ba mươi “ quanh đi quẩn lại cũng chỉ là chuyện đổi dấu ngôn từ thôi chứ mới mẻ gì.

Hổ sôi máu, nhưng không gầm gào gì cả , chỉ mím miệng để giữ mùi hôi, rồi ra bộ kính cẩn đối lại :    

 

·     MÈO GIẤU CỦA CHUA , ĂN VỤNG CỦA CHÙA , NGỒI NGAI CỦA CHÚA !

 

Đôi tai thính của Mèo vốn nghe được cả tiếng vợ chồng nhà chuột thì thầm trong đêm, thế mà lúc này, nghe xong vế đối của Hổ bỗng dưng nó choáng, nó ù , chỉ nghe như có ai đó nói từng tiếng rành rọt : Thưa thày, thế thì thày có kém gì em ! Thày ăn bao nhiêu “ chùm khế ngọt “ của quê hương mà cái sản phẩm dị hóa của thày tạo ra thì nó “ CHUA như cứt mèo “, nên thày cứ phải “ GIẤU như mèo giấu cứt “ ! Mèo nào lại chẳng ăn vụng, nhưng ăn vụng của nhà coi như của của CHÙA thì vừa ăn vừa phá vô tội vạ ! Tính cách thế mà thày lên ngôi CHÚA , lấn át cả vua ư  ?

       Mèo nghĩ thầm : Thằng học trò này thật phản trắc, chẳng trách loài người nó sắp xóa sổ  mày ! Chúa sơn lâm gì rồi cũng vào bảo tàng, vào vườn bách thú thôi con ạ !

 

       Mèo đưa tay vuốt râu, lấy lại tư thế ông thày dạy võ khi xưa, rồi bảo :

Đáng lẽ còn đôi ba tháng nữa mới đến Lễ giao thừa để anh bàn giao ‘chính sự ’ lại cho tôi. Nhưng nhân đây anh hãy coi Câu Đối này là cuộc bàn giao sớm. Đêm Ba mươi , khi thấy Thiên hà rung chuyển anh cứ việc cúp đuôi chạy thẳng về rừng, không cần có lễ nghi gì thêm nữa.

       Nói xong Mèo leo tót lên nóc nhà ... dột , đây là môn điền kinh mà bấy nay Mèo vẫn giữ riêng cho mình để phòng thân, nhất định không trao cho Hổ .

       Hổ quên cả từ biệt (vị Chúa sơn lâm này tính vốn hay quên !) , quật đuôi xuống sàn rồi phóng thẳng ra ... xe !

 

                                                                          ‘ Phóng sự  ‘ ghi ngày 20 / 11 / 1998

                                                                                                để đón Xuân Kỷ Mão (1999)

                                                                                                               HÀ SĨ PHU


LÝ LUẬN    VĂN HỌC    BÌNH LUẬN    PHỎNG VẤN    VỤ ÁN LIÊN QUAN    TIỂU SỬ