LÝ LUẬN     VĂN HỌC     BÌNH LUẬN     PHỎNG VẤN     VỤ ÁN LIÊN QUAN     TIỂU SỬ

"Sau mấy chục năm được nhà trường xã hội chủ nghĩa trau dồi bao nhiêu tri thức về khoa học tự nhiên, về triết học Mác-Lê, về chính trị ... thì bây giờ các chi bộ lại không còn coi chúng tôi là thành phần công nông gần đảng nữa mà chuyển thành tầng lớp trí thức tiểu tư sản bấp bênh ! Trở thành kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư ... thì lại xa đảng hơn lúc chưa đi học !. Nghĩa là trên thực tế thì chất Đảng ngược chiều với chất trí thức ! Đó là điều nghịch lý".....Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ - Hà Sĩ Phu 1988

"Khẳng định vai trò quyết định của tự do và phát triển không có nghĩa là khi có hai điều kiện ấy thì tự khắc sẽ có Bình đẳng và Bác ái mà không cần đến hoạt động khuyến thiện và nỗ lực tranh đấu của con người. Không thể lấy khát vọng thay cho qui luật, nhưng khát vọng đúng sẽ xúc tiến nhanh qui luật...." Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân - Hà Sĩ Phu 1993

"Mọi hoạt động Tranh đấu của con người từ cổ chí kim , không có gì ra ngoài ý nghĩa của chữ QUYỀN CON NGƯỜI. "Quyền Con người" ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu không nước nào có thể lẩn tránh, điều ấy đánh dấu một bước trưởng thành khổng lồ của văn minh nhân loại. Ở đâu có áp bức bất công, ở đâu con người bị đối xử phi lý đều có thể tìm nơi "Quyền Con Người" một điểm tựa để tranh đấu, ít nhất cũng là điểm tựa tinh thần. Mặt khác. từ ánh sáng chung nhất về "Quyền Con Người", con người có thể nhìn lại những trào lưu Tranh đấu của mình một cách có cơ sở khách quan, khoa học và sáng suốt hơn..." Chia Tay Ý Thức Hệ - Hà Sĩ Phu 1995

NHỮNG VỤ ÁN

Thư HSP gửi cuộc hội thảo về HSP 1997


Tôi Chấp Nhận Mọi Khó Khăn Thách Thức Để Thực Hiện Quyền Tự Do Tư Tưởng Của Con Người

Hà Sĩ Phu và những tác phẩm của ông là đề tài được một số đoàn thể và báo chí tại Cộng Hòa Liên Bang Đức chọn cho cuộc hội thảo ngày 24/01/1997 tại thành phố Mainz. Nhân dịp này, ban tổ chức đã liên lạc với ông Hà Sĩ Phu, đề nghị ông đóng góp một bài tham luận cho cuộc hội tho. Bài tham luận dưới đây do chính ông Hà Sĩ Phu đọc và được anh Nguyễn Văn Thành của nhóm Thiện Chí thu băng để phát trong cuộc hội thảo.

Được biết những người Việt Nam quan tâm đến tình hình đất nước sắp tổ chức cuộc hội thảo, nhân những bài viết về lý luận của tôi, tôi rất mừng. Vì đối với một người nghiên cứu, một người cầm bút, thì phần thưởng quý giá nhất là tác phẩm của mình được cuộc đời quan tâm, xem xét, kho cứu, phê phán, bình luận. Và nếu việc hội tho ấy lại có phần ích lợi thiết thực cho xã hội hiện tại, cho đất nước mình thì càng sung sướng biết bao! Những bài viết từ trong máu thịt ấy của tôi đã đem lại cho tôi khá nhiều phiền phức, nhưng tôi đã vui lòng chấp nhận!

Trước hết, cho tôi được nhờ diễn đàn của cuộc hội thảo này gửi lời cám ơn cùng những cảm kích của tôi và của gia đình tôi tới tất cả những tổ chức quốc tế, những tập thể và những cá nhân hoạt động văn hóa xã hội nổi tiếng, những bạn bè đáng quý ở trong nước và ở khắp mọi nơi trong suốt một năm qua đã quan tâm theo dõi vụ án của chúng tôi, đã lên tiếng, đã bênh vực, đã dành cho chúng tôi những sự giúp đỡ chí tình và có hiệu quả, giúp chúng tôi vượt qua những phút thử thách hiểm nghèo.

Ngay trong đêm bị xét hỏi đầu tiên, trước những cảnh sát điều tra, tôi đã nói rõ việc làm của tôi. Tôi nói: "tôi hiểu rằng nếu có nhận thức đúng thì con người có thể tránh được rất nhiều sai lầm. Và muốn có nhận thức đúng thì phi suy nghĩ, phi nghiên cứu và trao đổi. Không có giao lưu sao có thể gọi là tư tưởng ! Các ông đã công nhận quyền tự do tư tưởng, mà lại căn vặn tôi rằng bài viết ấy đã được làm thành mấy bản, đã đưa cho những ai ư ? Nói thực, tôi muốn có cả mấy chục triệu bản để mọi người cùng đọc và cùng trao đổi ! Nhưng các ông hẳn biết tôi làm gì có khả năng đó và số độc giả của cái môn lý luận khoa học khô khan thì làm gì có nhiều. Bài viết nào tôi cũng gửi cho các cơ quan lý luận của đảng và nhà nước, chẳng có gì phải dấu diếm cả. Tôi chấp nhận mọi khó khăn thách thức để thực hiện quyền tự do tư tưởng của con người".

Một chị cán bộ cao cấp của Bộ Nội Vụ cũng tới thăm ngay đêm đầu tiên ấy, hỏi tôi rằng có phi tôi viết là vì động cơ muốn nổi tiếng phải không ? Tôi nói: "Chuyện nổi tiếng đâu phải chuyện muốn hay không muốn, đã phải nghiên cứu mà không có giá trị học thuật gì, thì càng muốn nổi tiếng, càng trở thành thằng hề, thì muốn sao được". Chị hỏi tôi có nguyện vọng gì cần đề đạt không? Tôi nói: "Tôi không có nguyện vọng cá nhân gì. Nhưng đất nước đang cần một tinh thần đại đoàn kết để làm điều đại nghĩa cho dân tộc, thì mong đừng gây ra những tổn thất không đáng có, không cần phải có".

Sau một đêm không ngủ, sáng hôm sau tôi lại được hỏi: "Bây giờ ông lo lắng nhất điều gì ? Ông có thấy đây là việc nghiêm trọng không?" Tôi nói: "Đối với tôi thì việc tập trung suy nghĩ để viết xong ba bài lý luận ấy là quan trọng, ngoài ra không có gì là quan trọng cả". Người cnh sát lại nói: "Nhưng ông cần phi tồn tại để truyền bá những tư tưởng ấy nữa chứ !" Tôi nói: "Đấy là những đứa con tinh thần của tôi. Chúng mạnh hn tôi nhiều. Chúng có cuộc sống tự thân của chúng. Tôi dính vào chỉ làm yếu chúng đi mà thôi". Khi ra tòa chánh án hỏi: "Có phi ông muốn được tòa xử cho công minh chứ gì ?" Tôi nói: "Việc các ông xử nặng hay xử nhẹ, không phi là điều quan trọng. Vấn đề là tôi phải là một người trung thực."

Bởi ra đời từ phong trào yêu nước giành độc lập cho dân tộc, nên những người cộng sn đã hình thành thói quen nhìn những gì phi cộng sản là bán nước, là thiếu nhân cách, là ưa bạo lực, là đối lập với nhân dân. Nên khi xã hội đã chuyển sang giai đoạn dân chủ hóa, giành quyền làm chủ thật sự cho nhân dân, tức quyền làm chủ cho những người bị đảng lãnh đạo, thì người cộng sản không khỏi lúng túng bất ngờ trước thực tiễn là những cái phẩm chất yêu nước, nhân cách, đoàn kết và xây dựng không còn là độc quyền của bất cứ phe phái nào. Trái lại, những phẩm chất ấy luôn thuộc về những người biết đặt đng phái của mình, chủ thuyết của mình, thấp hn nhân dân, thấp hơn xu thế của dân chủ tiên tiến của thời đại.

Nhiều cán bộ an ninh nhiều lần đã tỏ ý tôn trọng những bài viết của tôi, và tỏ nhã ý muốn tôi cộng tác. Tôi nói: "Tôi là cán bộ khoa học, nghỉ hưu rồi, muốn nghỉ ngi thôi, chẳng cộng tác việc gì với ai cả". Hồi tháng 4 năm 1991, trong một lần thẩm vấn, ông thiếu tướng Quang Phòng hỏi tôi: "Ông nói ông không làm chính trị và qua thẩm tra chúng tôi cũng biết ông không làm chính trị, nhưng nếu rồi đây có những lực lượng chính trị lại muốn ông làm ngọn cờ thì ông nghĩ sao?" Tôi nói : "Chẳng có ai ngu gì mà đặt tôi làm ngọn cờ vì tôi sẽ làm hỏng việc của họ ngay. Tôi chỉ có chút năng lực suy nghĩ để làm khoa học và văn chương thôi !". Lần này ra tòa, 10 phút trước khi khai mạc, tôi mới được gặp luật sư của mình. Trước mặt đông người, luật sư trẻ ấy vắn tắt : "Chuyện này của ông cũng có mức độ thôi, nếu trước tòa ông có thái độ vừa phi, ông có thể được hoàn toàn khoan hồng. Nhưng chúng tôi biết rằng nếu trong mấy ngàn trang mà thu được ở nhà ông ở Đà Lạt, chỉ cần có một chút gì dính líu trực tiếp về chính trị thì chắc hẳn ông đã bị chuyển sang điều 74 và điều 80 rồi, tức tội làm gián điệp và tội phá hoại nhằm chống chính quyền nhân dân. Nhưng đã không có những cái đó, vậy là ông có thể yên tâm". Nhưng rồi, hẳn là vì trước tòa tôi đã quyết là một người nói tiếng nói trung thực, nên đã không thể được tha bổng như ông luật sư hy vọng.

Biết chuyện này có người tiếc cho tôi đã không chọn một thái độ mềm mỏng hơn để được xử nhẹ hơn. Ngược lại, có người lại gật gù tấm tắt : "Cái giá tự do tư tưởng ở nước ta mà có một năm tù thôi thì rẻ quá rồi còn gì, cứ thử là mấy năm trước đây mà xem !" Nhưng mà tôi phải ngăn ngay không cho ông bạn tôi công bố cái lời bình ấy, kẻo nhà nước lại tưởng là rẻ thật mà nâng giá lên thì khốn.

Chẳng phải tôi lo xa đâu ! Mấy ngàn trang tài liệu nói là để tạm giữ điều tra, cũng như chiếc tủ đựng mấy cái thứ hóa chất mà tôi dùng trong việc nghiên cứu sinh vật của tôi và chiếc máy vi tính vẫn còn bị niêm phong đó, đáng lẽ phải được giải tỏa ngay sau giai đoạn điều tra, mà nay vẫn còn bị ngâm tôm và biết đâu, bất thần nó lại sẽ chẳng là những cái cớ để tiếp tục hình sự.

Trước nhà để xe cũ, liền với cái chiếc quán nhỏ là chỗ để vợ chồng tôi và các cháu ở và sinh sống. Sáng nay vừa bị một đoàn đại biểu đảng và chính quyền chỗ phường tôi ở tới yêu cầu dọn đi cho phường làm chỗ hội họp. Bực mình quá, tôi đã nói thẳng ra rằng, việc làm ấy là thiếu tính người. Vì không có chỗ ấy thì chúng tôi sống làm sao được !

Nhưng ngồi vào bàn, viết bức thư này, tôi cm thấy nhẹ nhõm, vì chữ nghĩa đã làm cho tôi có thể trở về với sự bông lơn. Trong tấm tình đời vốn đầy bi kịch, tôi như đã được chọn đóng vai anh chàng bông lơn đầy lý thú. Tôi đã vùi đầu trong những phạm trù triết học nghiêm túc, nhưng rồi lại quyết định chở những suy tư triết học của mình bằng chính con thuyền bông lơn.

Triết lý dăm câu, cười thế sự

Văn chưng mấy chữ, khóc nhân tình

Cũng vì vậy, nên mặc dù biết cuộc hội thảo được tổ chức đây là việc sẽ rất nghiêm túc, sẽ có rất nhiều trí tuệ và tấm lòng nghiêm túc, hết sức có trách nhiệm hướng về đất nước, tôi vẫn xin mạn phép tạm gát một bên biết bao điều nghiêm túc chất chứa trong lòng để đến với bè bạn viễn phương trên con thuyền bông lơn. Mong sao con thuyền nhỏ bông lơn của tôi vẫn tới bến bờ đúng hẹn !

Thư bất tận ngôn.

Đà lạt, ngày 20/01/1997                                     Hà Sĩ Phu

LÝ LUẬN    VĂN HỌC    BÌNH LUẬN    PHỎNG VẤN    VỤ ÁN LIÊN QUAN    TIỂU SỬ