LÝ LUẬN     VĂN HỌC     BÌNH LUẬN     PHỎNG VẤN     VỤ ÁN LIÊN QUAN     TIỂU SỬ

"Sau mấy chục năm được nhà trường xã hội chủ nghĩa trau dồi bao nhiêu tri thức về khoa học tự nhiên, về triết học Mác-Lê, về chính trị ... thì bây giờ các chi bộ lại không còn coi chúng tôi là thành phần công nông gần đảng nữa mà chuyển thành tầng lớp trí thức tiểu tư sản bấp bênh ! Trở thành kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư ... thì lại xa đảng hơn lúc chưa đi học !. Nghĩa là trên thực tế thì chất Đảng ngược chiều với chất trí thức ! Đó là điều nghịch lý".....Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ - Hà Sĩ Phu 1988

"Khẳng định vai trò quyết định của tự do và phát triển không có nghĩa là khi có hai điều kiện ấy thì tự khắc sẽ có Bình đẳng và Bác ái mà không cần đến hoạt động khuyến thiện và nỗ lực tranh đấu của con người. Không thể lấy khát vọng thay cho qui luật, nhưng khát vọng đúng sẽ xúc tiến nhanh qui luật...." Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân - Hà Sĩ Phu 1993

"Mọi hoạt động Tranh đấu của con người từ cổ chí kim , không có gì ra ngoài ý nghĩa của chữ QUYỀN CON NGƯỜI. "Quyền Con người" ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu không nước nào có thể lẩn tránh, điều ấy đánh dấu một bước trưởng thành khổng lồ của văn minh nhân loại. Ở đâu có áp bức bất công, ở đâu con người bị đối xử phi lý đều có thể tìm nơi "Quyền Con Người" một điểm tựa để tranh đấu, ít nhất cũng là điểm tựa tinh thần. Mặt khác. từ ánh sáng chung nhất về "Quyền Con Người", con người có thể nhìn lại những trào lưu Tranh đấu của mình một cách có cơ sở khách quan, khoa học và sáng suốt hơn..." Chia Tay Ý Thức Hệ - Hà Sĩ Phu 1995

“"Nước mắt cười"

                                                  Cảm nhận về tập thơ ánh trăng của Hà Sĩ Phu

VTH

Chứng tỏ cuộc đời, thế sự mà ông cảm nhận, thể hiện qua thơ đầy những cảnh nực cười, oan nghiệt trớ trêu đến mức chỉ có thể cười ra ... nước mắt, khóc lên ...hì hì, chứ không thể rõ ràng, rành mạch được. Một sự pha trộn, hoà nhập vào nhau vô cùng ngoạn mục mà cũng hết sức tinh tế hồn nhiên.
Là tiến sĩ khoa học, và còn là nhà triết học, thơ ông đặc biệt thông minh, giàu sức lan to, khám phá, khơi gợi. Những câu thơ ông viết cứ đau đáu nỗi niềm, tình cảm, tự neo đậu lại ở bến bờ tâm can của mỗi người mà bật thành tiếng cười lan to hoặc tiếng khóc đau đời.


Đó là tên nhà thơ Bùi Minh Quốc dự định đặt cho tập thơ của tiến sĩ sinh học Hà Sĩ Phu, khi ông còn là Chủ tịch Hội văn nghệ Lâm Đồng 1992. Chỉ vì chuyến đi xuyên Việt, làm chuyện "chọc ngoáy" chế độ mà ông bị kết tội "phản quốc", nhận một "phát súng trên cao nguyên", và rơi từ đỉnh non ngàn lung linh ngũ sắc xuống mặt đất xù xì nham nhở đầy bóng tối và oan khốc. Tất nhiên dự định in thơ cho Hà Sĩ Phu cũng tan thành mây khói.
Người Việt Nam vốn rạch ròi trong câu chữ, đã là nước mắt chỉ có thể là kết qủa tất yếu của việc khóc gây ra, nụ cười cũng vậy... ấy thế mà thơ của Hà Sĩ Phu lại dở…cười, dở khóc. Hình ảnh này nếu diễn đạt bằng thơ sẽ là: Nước mắt lăn nghiêng về phía… nụ cười. Chứng tỏ cuộc đời, thế sự mà ông cảm nhận, thể hiện qua thơ đầy những cảnh nực cười, oan nghiệt trớ trêu đến mức chỉ có thể cười ra...nước mắt, khóc lên...hì hì, chứ không thể rõ ràng, rành mạch được. Một sự pha trộn, hoà nhập vào nhau vô cùng ngoạn mục mà cũng hết sức tinh tế hồn nhiên. Cái hay, cái tài của ông ở đó. Chính vì vậy, đọc thơ ông, người đọc luôn phải trải qua nhiều cung bậc tình cảm: Thương yêu, căm giận, oán hờn, chán ngán. Song, trong trăm ngàn giọt nước mắt trào ra khỏi hốc mắt vẫn có những giọt đọng lại, biến hoá thành tiếng cười lém lỉnh, khôi hài, lạc quan tếu táo, khó ai có thể ngờ được.
Ở bài "con cua 2" ông viết:

Cậu chỉ bò mà được tiếng ngang
Có gạch mà sao cứ ở hang?
Đã sang sắc đỏ là đi đứt
Màu mỡ khoe chi cái nước hàng

Nói về con cua cũng là nói về bao số phận yếm thế trong thời buổi nhộn nhạo giữa bể khổ cuộc đời - Đã thấp cổ bé họng, sống kiểu cúi luồn, phải bò bằng đầu gối để mưu sinh kiếm sống - không mang tiếng hèn mọn, không bị người đời phỉ nhổ, chê trách là may chán ra rồi lại còn được tiếng...ngang. Một thứ hạng cua, cá, ốc, ếch, suốt đời bò, vì dốt nát kém hiểu biết mà cứ tưởng là hay, là mặt trời rốt cuộc cũng nhỏ như cái đáy giếng.
Gọi cua là cậu, trách cu cậu tên cua có gạch hẳn hoi mà sao lại đóng cửa đi ăn mày, không xây nhà xây cửa đàng hoàng cho con cái ở lại ở lì trong hang ra vẻ nghèo nàn, trong sạch? Sợ người đời phát hiệu ra sự giả dối của cậu trong những phi vụ làm ăn, đục nước béo cò nên phải lánh đời lạc đạo chăng? Rõ là thói đời điên đảo. Trắng đen, sáng tối lẫn lộn.
Sự độc đáo mà ông ỡm ờ chỉ ra cho mọi người thấy ở đây là chữ gạch - vừa là gạch trong mai cua - vốn là thứ chất béo bổ làm nên màu mỡ riêu cua. Cũng là thứ gạch để xây nhà cho người ở.
Câu ba vừa đùa lại vừa lỡm như muốn cảnh báo: Cẩn thận, kẻo đã sang sắc đỏ là đi đứt, lúc ấy có màu mỡ riêu cua đến mấy cũng chẳng thể nào cứu được cậu đâu. Đời có nhân có quả, đến cái kim trong bọc có lúc còn tòi ra nữa là, sự vụng trộm giấu giếm, ra vẻ liêm khiết, ngang bằng. Khi sự thực được phi bày ra ánh sáng cũng có nghĩa là bị người đời bóc áo, tách mai cho vào cối giã, sủi sôi sùng sục...
Là tiến sĩ khoa học, và còn là nhà triết học, thơ ông đặc biệt thông minh, giàu sức lan to, khám phá, khơi gợi. Không đọc thì thôi chứ bập vào rồi là như chất men quyện chặt lấy hồn không sao mà quên được, bởi những câu thơ ông viết cứ đau đáu nỗi niềm, tình cảm, tự neo đậu lại ở bến bờ tâm can của mỗi người mà bật thành tiếng cười lan to hoặc tiếng khóc đau đời.
Đặc điểm nổi bật trong thơ Hà Sĩ Phu là kín tứ, chặt lời mà ít chữ. Nói sông hoá biển, nói cây hoá người, nói một người cũng là nói muôn người, gợi cho người đọc những ngả đường liên tưởng mênh mông, những cảm nhận sâu sắc thú vị ở tầm sâu xa nhất, cũng là cao siêu nhất của nhận thức lí trí.

Bài: Thu Vĩnh Cửu

Lũ bàng lại xênh xang áo đỏ
Ru chồi non yên ngủ giấc giao mùa
Đất mở hội hoá trang thu vĩnh cửu
Chiếc lá già quen thói vẫn đung đưa

Trời cao ngất lại xanh màu ảm đạm
Trận gió vàng lay cuống lá đang khô
Hỏi mấy chú nai vàng ngơ ngác
Rằng thu này có khác thu xưa?

Đất trời chín nắng mười mưa
Mà nàng giặt lụa hồ thu chẳng già

Đọc một lần tưởng thơ mặt phẳng, thơ lá bàng trong tiết trời thu, vậy mà không, càng đọc kỹ càng thấy giật mình vì sức liên tưởng kỳ vĩ trong thơ ông. Theo cách biểu đạt của nhà văn Nga Prishvine: Mỗi người chỉ là một chiếc lá trong hàng triệu chiếc lá của cây đời. Thì cái lũ bàng xênh xang áo đỏ này chỉ đám người vô công rồi nghề khoác áo Đảng chuyên chạy theo đón ý chủ, hít bã thừa, hưởng đóm tàn mà lại đắc ý, vụ lợi đấy ư?
Ru chồi non yên ngủ giấc giao mùa. Cả một thế hệ trẻ - non tơ, xanh mướt đang bị đầu độc ru ngủ trong thời buổi nhộn nhạo thật giả chen chân, trắng đen lẫn lộn.
Câu ba: Đất mở hội hoá trang thu vĩnh cửu. Ngày hội của cách mạng tháng tám thành công, ngày hội giữa mùa thu lịch sử. Một sự đóng băng vĩnh cửu. Cả nghìn vạn triệu triệu con người cùng vỗ tay hô: Muôn năm! Muôn năm!, bất kể tính chất, mức độ, môi trường, thời điểm. Nhờ sự may mắn tình cờ mà nhặt được chính quyền ở ngoài đường (Nhật Pháp đánh nhau và cơ hội của chúng ta) …thế mà cứ bay vo ve nhặng xị ngậu lên như câu ví dân gian: Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi... cắn. Không chỉ một lần mà già nửa thế kỷ. Cố tình biến sự thuận lợi, may mắn thành cái đích thực. Biến cái nhất thời thành một sự vĩnh cửu, hoàn toàn đi ngược với quy luật tự nhiên, quy luật lịch sử, cũng là quy luật của muôn đời.
Câu 4. Chiếc lá già quen thói vẫn đung đưa. Thói xấu của sự bất tài vô học, thể hiện rõ nét trong cụm từ quen thói vẫn đung đưa này. Già rồi mà không chịu rụng, không về vườn, còn cố ngồi đấy mà hưởng thụ, đặc quyền đặc lợi chưa đủ, lại giở thói hống hách chuyên quyền ra mà đàn áp dân, điều khiển đất nước, khiến đất nước cứ rối tung rối mù lên. Lớp trẻ thì bị đầu độc ru ngủ, những người thức tỉnh, đòi hỏi quyền lợi cho dân cho nước lập tức bị quy tội gián điệp, phản bội, bắt bớ giam cầm không thương tiếc. Một câu thơ chỉ vẻn vẹn bẩy từ mà khái quát đủ chân dung của các vị lãnh đạo nhà nước cộng sản đặc biệt là 13 vị trong bộ chính trị: oÂng chột mắt, ông hói đầu, ông thất học, ông đĩ điếm...
Chính vì thói xấu của những chiếc lá già tham lam, tàn bạo này mà bầu trời tổ quốc mới ảm đạm như thế: Trời cao ngất lại xanh màu ảm đạm...Bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu người nằm xuống để đổi lại bầu trời xanh xứ xở lại bị lũ nhân danh cách mạng này làm cho ảm đạm, mất màu.
Khổ 2: Như một quy luật : ở đâu có thối nát, ở đó có sự …rụng rơi. Câu thơ dù làm ở thời điểm 1990, khi Đảng cộng sản đang tiến hành "đổi mới tư duy", đang ngất ngểu trên ngai vàng quyền lực nhưng đã như một sự ám ảnh tâm linh, một kết cục nhỡn tiền ắt phải xảy ra: trận gió vàng lay cuống lá đang khô. Chính trị chỉ là cái nhất thời, con người mới là vĩnh cửu. Chính trị bùng nhùng, khô xác, lũ hôn quân trấn giữ vương triều, khiến đời sống dân sinh bị đầu độc, đè nén thì sớm hay muộn, dân cũng biến thành cơn cuồng phong thổi rơi cuống lá.

Hai câu sau:

Hỏi mấy chú nai vàng ngơ ngác
Rằng thu này có khác thu xưa ?

Có lẽ muốn tiệm lời, lại sợ lộ tứ, nên ông dùng từ "mấy". Kỳ thực để hiểu đầy đủ phải là mấy vạn hoặc mấy triệu chú nai vàng ngơ ngác…. Nai và lá vàng là biểu tượng đặc trưng cho mùa thu trong thơ, nhưng khi biết quan tâm tới tình hình thời cuộc, thế sự: rằng thu này có khác thu xưa...Có lẽ chỉ là một cách nói bóng bẩy về thân phận con người. Hỏi mà thành đáp, đóng mà thành mở vì với một bầu trời ảm đạm, chết chóc với những nỗi oan khiên đầy đoạ thân kiếp con người như thế - đến mức vài triệu dân phải bỏ mái ấm gia đình, bỏ quê hương đất nước ra đi - làm sao mà khác được?
Vẫn chỉ là cảnh :

Mất mùa là tại thiên tai,
Được mùa là bởi Thiên Tài Đảng ta.

Hai câu kết như một tiếng thở dài, một lời tự sự thâm trầm mà sâu sắc:

Đất trời chín nắng, mười mưa
Mà nàng giặt lụa hồ thu chẳng già

Đất trời đổi thay, chính trị bùng nhùng, rối rắm, có cái gì là vĩnh cửu đâu, sao nàng ngồi giặt tấm lụa nơi hồ thu mãi chẳng già như thế? Tính cả tuổi mụ thì cô nàng của mùa thu tháng 8 đến nay (1990) đã 55 tuổi Đảng rồi, sao vẫn không già, không lụi đi? Cứ ngang nhiên tồn tại độc tài, cấm đoán, bắt nhân dân phải dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường như thế? Bao giờ mới chịu chia tay ý thức hệ đây ?
Bài thơ nói về mùa thu của đất trời nói chung cũng là về mùa thu cách mạng tháng tám nói riêng. Hoàn toàn không có sự tụng ca như các nhà "thơ nô", "văn nô" của chế độ cộng sản. Ngược lại hỏi thơ, dẫu có chín nắng mười mưa vẫn không tích gió thành bão hay sao? Trong khi ở các nước xã hội chủ nghĩa khác bão đã động đầy trời, chuẩn bị xô đổ, kéo sập cả ngôi nhà cùng lũ chủ nhà bất tài vô dụng xuống đất đen rồi. Hãy để các cô nàng giặt lụa hồ thu phải già theo đúng quy luật tự nhiên; cũng là để ngày ấy lụi tàn. Ngày Đảng cộng sản độc đoán chuyên quyền thoái trào, tan rã, thay vào đó là một lớp người mới - khác hẳn về bản chất thay thế cho những lũ bàng xấu thói, lúc xênh xang áo đỏ, lúc yên ngủ giấc giao mùa, tìm lại mầu xanh bất tử cao ngất nơi bầu trời.

Pari 2004

 

LÝ LUẬN    VĂN HỌC    BÌNH LUẬN    PHỎNG VẤN    VỤ ÁN LIÊN QUAN    TIỂU SỬ

i